Chữa bệnh ung thư bằng liệu pháp thiên nhiên

GD&TĐ - Năm 1988, TS Lý Thanh đã dành một tuần để cắm trại thư giãn ở cánh rừng già Yakushima thuộc miền Nam Nhật Bản. Khung cảnh ở đây khiến ông như quay trở lại những cánh rừng tại một ngôi làng ở Trung Quốc nơi ông sinh ra. Ông Lý cảm thấy mình khỏe khoắn. Nhưng nguồn năng lượng ấy đến từ đâu? Ông Lý tin vào thiên nhiên…

Một thành viên “Shinrin-yoku” (tắm rừng) tại Vườn quốc gia William O’Brien ở St. Croix, tiểu bang Minnesota, Mỹ
Một thành viên “Shinrin-yoku” (tắm rừng) tại Vườn quốc gia William O’Brien ở St. Croix, tiểu bang Minnesota, Mỹ

Người khởi xướng “nghệ thuật tắm rừng”

Ông Lý Thanh (56 tuổi), giáo sư tại Trường Y Nippon ở Tokyo, thường được các học giả, giới truyền thông và những người hâm mộ ca tụng là chuyên gia hàng đầu về shinrin-yoku hay còn gọi là “tắm rừng”.

Ý tưởng này chỉ đơn giản từ việc nhận thấy tự nhiên có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Nghiên cứu của TS Lý Thanh đã mang lại một động lực lớn: ngày nay đang có 62 điểm “tắm rừng” trên khắp đất nước Nhật Bản - nhiều rừng nằm ngay trong các đô thị đông đúc và được 5 triệu người dân sử dụng mỗi năm. Ý tưởng của TS Lý cũng đã truyền đi khắp thế giới.

Shinrin-yoku đã không bắt đầu với Lý Thanh. Khoảng năm 1982, chính phủ Nhật Bản bắt đầu chương trình cải thiện và bảo tồn sức khỏe bằng cách cho cư dân quay trở lại thiên nhiên.

Cánh rừng Akasawa là khu vực đầu tiên được lựa chọn để thử nghiệm. Trong vai trò khoa học, TS Lý Thanh đã quay lại Yakushima - nơi ông có trải nghiệm đầu tiên về “tắm rừng”, cùng với một toán người nhằm nghiên cứu rừng đã tác động với con người ra sao. Năm 2004 trở đi, ông Lý đã có một lượng bằng chứng quan trọng về liệu pháp thiên nhiên trong cải thiện sức khỏe.

Theo nghiên cứu của ông thì chỉ cần 2 giờ sống trong rừng cũng có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như giảm huyết áp, hạ đường huyết, cải thiện trí nhớ và thúc đẩy hệ miễn dịch, giấc ngủ trung bình tăng 15%, tăng khả năng các tế bào bạch cầu chống ung thư, giảm hormone cortisol gây chứng trầm cảm.

TS Lý Thanh giảng dạy ở Trường Y Nippon, Tokyo.
TS Lý Thanh giảng dạy ở Trường Y Nippon, Tokyo. 

Cũng theo TS Lý Thanh thì không cần thiết phải ăn uống kiêng khem hay tập thể dục nặng nề, mà chỉ đơn giản là đi bộ chậm rãi và vô định hướng (không cầm theo điện thoại, hay đeo tai nghe) ngay dưới những tán cây có mùi thơm.

Bước kế tiếp, ông Lý Thanh nghiên cứu về tác động của đi bộ đối với bệnh ung thư. Đừng nhầm lẫn “tắm rừng” là phải vào rừng để dạo bộ. Quả vậy, Nhật Bản đã lập một số kế hoạch như lập các điểm đi bộ ở các không gian đô thị bao gồm các công viên và lối đi bộ trong rừng.

Mỗi sáng thứ hai hàng tuần, TS Lý Thanh thường đưa sinh viên của mình đi dạo bộ trong các công viên của thủ đô Tokyo. Gợi ý của TS Lý về quy hoạch đô thị nghe rất đơn giả: “Trồng càng nhiều cây xanh càng tốt”. Theo báo cáo của công ty bảo tồn DJ Case & Associates (Mỹ) thì: “70% người dân Mỹ cảm thấy họ hài lòng với thiên nhiên gần nơi họ sống”.

Lan tỏa toàn cầu

TS Lý Thanh giải thích: “Nếu chúng ta mất đi những hòn đảo tự nhiên, tình hình sẽ nghiệt ngã. Chúng ta sẽ mất sức khỏe và hạnh phúc, cá nhân tôi sẽ chịu chung số phận”. Bằng chứng hiệu lực của việc “tắm rừng” xuất phát từ các cuộc nghiên cứu của TS Lý Thanh về lợi ích của Phytoncide - hợp chất mùi thơm phát ra từ cây cối. Ở phương Tây, chúng được biết đến dưới cái tên là “tinh dầu”.

TS Lý Thanh nói rằng ông chỉ đánh giá nghiên cứu khoa học trong việc sử dụng tinh dầu thực vật để điều trị bệnh. Trong cuốn sách “Làm thế nào cây cối có thể mang lại sức khỏe và hạnh phúc” công bố vào năm ngoái 2018, tác giả Lý Thanh viết: “Tôi là nhà khoa học, không phải nhà thơ”. Nhưng Lý thường trượt vào những cảm xúc thi vị khi ông mô tả về những nghiên cứu của mình.

Cánh rừng Yakushima là “một nơi huyền bí, lấp lánh”, khu rừng Akasawa là nơi có “những dòng sông nước xanh ngọc lục bảo” hay “những rừng cây bách Nhật Bản có vỏ thân đỏ thẫm hay xanh sẫm, tạo nên những chạc cây duyên dáng”.

Nhiếp ảnh gia Nhật Bản - Yoshinori Mizutani đã chụp minh họa những bức ảnh lung linh, huyền ảo về những địa điểm tắm rừng. Nó khác so với dạng tài liệu khoa học của ông Lý Thanh, nhưng nhiếp ảnh gia Yoshinori nói “nó có lợi ích trong vẻ đẹp huyền bí”.

Cội cây tuyết tùng ngàn tuổi trên đảo Yakushima, quần đảo Osumi, Nhật Bản.
 Cội cây tuyết tùng ngàn tuổi trên đảo Yakushima, quần đảo Osumi, Nhật Bản.

Ý tưởng chữa bệnh từ thiên nhiên của TS Lý Thanh đã vượt khỏi xứ sở Thái Dương Thần Nữ, băng qua Thái Bình Dương và đặt chân tới San Francisco, Mỹ, nơi có bà Julia Plevin đầu tư một câu lạc bộ “tắm rừng” do bà sáng lập vào năm 2015.

Bà Julia Plevin kể rằng, trong thời gian học hành ở New York bà nhận thấy sự xô bồ ở nơi này đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mình. Sau đó, khi lên mạng tra cứu thì Julia Plevin tìm thấy liệu pháp “tắm rừng” cùng những công trình nghiên cứu của TS Lý Thanh. Bà ủng hộ hai tay!

Năm ngoái 2018, bà Plevin đã đích thân tới Nhật Bản để dự một hội nghị chuyên đề về “tắm rừng” và gặp TS Lý Thanh, người mà bà gọi là “quý ông vui nhộn và khiêm tốn”. Giờ đây, bà Julia Plevin đang điều hành một khu nghỉ mát thiên nhiên tư nhân và có những buổi gặp mặt hàng tháng tại vịnh San Francisco giữa các “hội viên”.

Câu lạc bộ của bà Julia Plevin có khoảng 1.000 thành viên. Bà cũng viết quyển sách mang tựa đề Chữa bệnh tâm linh của tắm rừng dự kiến sẽ phát hành vào tháng 3/2019. Bà Julia Plevin kết luận: “Nghiên cứu nghiêm túc của TS Lý Thanh đã khiến cho tắm rừng trở thành một phong trào khả thi”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.