Chữa bệnh béo phì cho trẻ bằng cắt giảm đường

Nghiên cứu mới đây cho thấy trẻ béo phì không tiêu thụ đường trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể cải thiện huyết áp, ổn định cholesterol và một số vấn đề sức khỏe khác sau 10 ngày.

Chữa bệnh béo phì cho trẻ bằng cắt giảm đường

Theo New York Times, các nhà khoa học đã thay thế những thực phẩm chứa đường bằng các loại khác giàu carbohydrate để tổng lượng calo vẫn gần như nhau trong chế độ ăn của trẻ em.

43 đối tượng từ 9 đến 18 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và các rối loạn liên quan được chọn tham gia nghiên cứu. Họ là người da đen hoặc gốc Tây Ban Nha bị béo phì hoặc có ít nhất một triệu chứng của hội chứng chuyển hóa gồm tăng huyết áp, lượng đường trong máu cao, rối loạn cholesterol và chất béo dư thừa xung quanh vùng bụng.

Chữa bệnh béo phì cho trẻ bằng cắt giảm đường

Đường có rất nhiều trong các đồ ăn của trẻ nhỏ. Ảnh: Tom Starkweather/Bloomberg News.

Thông thường, những người tham gia trung bình tiêu thụ khoảng 27% lượng calo hàng ngày của họ từ đường và các thực phẩm chứa đường. Các nhà khoa học đã loại bỏ những thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ. Mục đích của họ là không loại bỏ carbohydrate nhưng giảm bớt đồ ăn ngọt và thay bằng thực phẩm giàu tinh bột mà không giảm trọng lượng cơ thể hoặc lượng calo.

Theo đó, thay vì sữa chua ngọt với đường, các em đã ăn bánh mì tròn, bánh ngọt thay bằng khoai tây nướng, gà teriyaki (chứa nhiều đường) thay bằng xúc xích gà tây hoặc bánh mì kẹp thịt cho bữa trưa.

Kết quả sau 10 ngày, lượng cholesterol xấu (LDL) của trẻ liên quan đến bệnh tim giảm 10 điểm, huyết áp tâm trương giảm được 5 điểm. Ngoài ra, triglycerides, một loại chất béo đi vào máu và gây bệnh tim, giảm 33 điểm. Lượng đường và nồng độ insulin, chỉ số nguy cơ gây bệnh tiểu đường, cũng được cải thiện rõ rệt.

"Nghiên cứu này cho thấy chúng ta có thể thay đổi sự trao đổi chất của một đứa trẻ trong 10 ngày mà không thay đổi lượng calo tiêu thụ và trọng lượng của trẻ chỉ bằng cách loại bỏ đường khỏi chế độ ăn uống hàng ngày", Robert Lustig, tác giả nghiên cứu đồng thời là tiến sĩ nội tiết tại Bệnh viện nhi Benioff thuộc Đại học California, San Francisco cho biết.

Tiến sĩ Frank Hu của Trường Y tế Cộng đồng Harvard, người không tham gia nghiên cứu, đánh giá kết quả này củng cố thêm những bằng chứng hiện tại về mối liên hệ giữa lượng đường tiêu thụ và các bệnh chuyển hóa.

Đồng quan điểm, tiến sĩ Sonia Caprio, giáo sư nội tiết và nhi khoa của Đại học Y khoa Yale cho biết: "Mặc dù nhỏ, nghiên cứu này đã giải quyết vấn đề rất hiệu quả và giúp cô lập các hiệu ứng đường về hội chứng chuyển hóa và kháng insulin". Tiến sĩ Sonia cũng khẳng định đây là một lĩnh vực quan trọng của nghiên cứu có thể giải quyết các vấn đề trao đổi chất đang xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trẻ vị thành niên, vì vậy nó cần được thực hiện nghiêm túc và mở rộng hơn.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Y học Quốc gia và xuất bản trên Tạp chí Béo Phì của Mỹ ngày 27/10.

Theo Zing News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.