Chú trọng phát triển nhân lực ngành công nghiệp hóa chất

GD&TĐ - Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có tính đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt nhấn mạnh tăng cường công tác đào tạo nhân lực ngành này tại các trường ĐH, CĐ, dạy nghề.

Chú trọng phát triển nhân lực ngành công nghiệp hóa chất

Cụ thể, chú trọng đào tạo chuyên sâu, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ tại các Viện nghiên cứu chuyên ngành, các bộ phận phụ trách kỹ thuật, công nghệ, quản lý của các doanh nghiệp hoạt động hóa chất.

Tăng cường công tác đào tạo tại các trường ĐH, CĐ và dạy nghề để đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, công nhân kỹ thuật chuyên ngành hóa chất; đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng hiện đại, gắn chặt với nhu cầu doanh nghiệp.

Chú trọng vấn đề chuyển giao và kế thừa kinh nghiệm trọng việc sử dụng nguồn nhân lực cho các dự án hóa chất. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực quản lý vận hành dự án.

Đồng thời, tăng cường nâng cao năng lực của các cơ quan nghiên cuứ chuyên ngành và các phòng kỹ thuật công nghệ của các công ty để có đủ khả năng tiếp cận và tổ chức nghiên cuứ phát triển công nghệ mới.

Xây dựng cơ chế thích hợp nhằm phát huy hiệu quả của các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực hóa chất, hỗ trợ công tác nghiên cứu triển khai áp dụng các công nghệ hiện đại…

Mục tiêu quy hoạch nhằm xây dựng ngành hóa chất có cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, bao gồm: sản xuất và tư liệu tiêu dùng, phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu đối với các sản phẩm như phân bón, sản phẩm cao su, hóa chất cơ bản, hóa dầu, hóa chất tinh khiếy, hóa dược, hóa chất tiêu dùng…

Quy hoạch cũng đặt ra mục tiêu cho từng nhóm sản phẩm cụ thể, như sản phẩm phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, sản phẩm hóa dầu, hóa dược, nhóm sản phẩm hóa chất cơ bản, nhóm sản phẩm nguồn điện hóa học, sản phẩm khí công nghiệp, sản phẩm cao su, sản phẩm chất tẩy rửa, sơn – mực in.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ