Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc thuộc trường hợp ‘Xin từ chức’ hoặc ‘Bỏ phiếu tín nhiệm’

GD&TĐ - Theo kết quả lấy phiếu tín nhiệm, ông Lê Duy Thành – Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc rơi vào trường hợp phải ‘Xin từ chức’ hoặc ‘Bỏ phiếu tín nhiệm’.

Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc thuộc trường hợp ‘Xin từ chức’ hoặc ‘Bỏ phiếu tín nhiệm’.
Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc thuộc trường hợp ‘Xin từ chức’ hoặc ‘Bỏ phiếu tín nhiệm’.

Tại Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã thông qua Nghị quyết số 52/NQ-HĐND Xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026 bầu.

Với 25 phiếu “tín nhiệm thấp”, chiếm 53,19%, ông Lê Duy Thành – Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc được xác định là người có số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất. Về phiếu “tín nhiệm cao”, ông Thành được 19 phiếu và 2 phiếu “tín nhiệm”

Theo Khoản 2, Điều 12 “Hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm”, Nghị quyết số 96/2023/QH15 ngày 23/6/2023 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn thì: “Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức; trường hợp không xin từ chức thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất; trường hợp một người đã được lấy phiếu tín nhiệm cùng một lần với nhiều chức vụ thì việc bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với các chức vụ đó”.

Căn cứ vào nội dung trên, ông Lê Duy Thành thuộc trường hợp “có thể xin từ chức” hoặc “Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm”.

Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc ngày 13 và kết thúc vào sáng 15/12.
Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc ngày 13 và kết thúc vào sáng 15/12.

Ngoài ra, Khoản 6, Điều 16, Nghị quyết 96 về Quy trình bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu nêu: “Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm”, “không tín nhiệm”…”

Bên cạnh đó, Điều 17 “Hệ quả đối với người được bỏ phiếu tín nhiệm”, Nghị quyết số 96/2023/QH15 cũng nêu: “Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số phiếu đánh giá “không tín nhiệm” thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất”.

Liên quan đến “Thủ tục đề nghị, kiến nghị Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm” theo Nghị quyết 96 của Quốc hội, Phóng viên Báo GD&TĐ đã liên hệ với Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Phúc nhưng chưa có câu trả lời chính thức.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm của lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc:

Bà Hoàng Thị Thúy Lan – Chủ tịch HĐND tỉnh có 46 phiếu “tín nhiệm cao”, chiếm 97,78%; 0 phiếu “tín nhiệm” và 1 phiếu “tín nhiệm thấp”.

Ông Nguyễn Trung Hải, Phó Chủ tịch HĐND có 33 phiếu “tín nhiệm cao” (chiếm 70,21%), 8 phiếu “tín nhiệm” và 1 phiếu “tín nhiệm thấp”.

Ông Phạm Quang Nguyên, Phó Chủ tịch HĐND có 44 phiếu “tín nhiệm cao” (chiếm 93,62%), 3 phiếu “tín nhiệm” và 0 phiếu “tín nhiệm thấp”.

3 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc gồm: Ông Vũ Việt Văn có 35 phiếu “tín nhiệm cao”, 9 phiếu “tín nhiệm” và 3 phiếu “tín nhiệm thấp”.

Ông Nguyễn Văn Khước có 32 phiếu “tín nhiệm cao”, 12 phiếu “tín nhiệm” và 3 phiếu “tín nhiệm thấp”.

Ông Vũ Chí Giang có 29 phiếu “tín nhiệm cao”, 15 phiếu “tín nhiệm” và 3 phiếu “tín nhiệm thấp”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.