Chủ nhà và osin đều muốn “né” quy định

GD&TĐ - Cả người sử dụng lao động và người giúp việc đều không muốn tham gia các chế độ bảo hiểm và ký kết hợp đồng lao động, mà chỉ thỏa thuận giờ làm, mức lương bằng miệng.

Hợp đồng giữa chủ nhà và người giúp việc thường chỉ là thỏa thuận miệng
Hợp đồng giữa chủ nhà và người giúp việc thường chỉ là thỏa thuận miệng

Thông tư 19/2014/TTBLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 27/2014/NĐ-CP về lao động là người giúp việc gia đình đã chính thức có hiệu lực được hơn 5 tháng nay.

Nhưng nhiều gia chủ cũng như người giúp việc đều không mặn mà, hoặc phớt lờ Nghị định này. Cả người sử dụng lao động và người giúp việc đều không muốn tham gia các chế độ bảo hiểm và ký kết hợp đồng lao động, mà chỉ thỏa thuận giờ làm, mức lương bằng miệng.

Người giúp việc sợ… luật

Nghị định 27/2014/NĐ-CP ra đời với mục đích bảo vệ quyền lợi cho những người giúp việc gia đình, nhưng chính người giúp việc gia đình cũng băn khoăn, hoặc cũng  định này.

Chị Đặng Thị Hải, quê Hà Tĩnh đang làm giúp việc cho một gia đình ở Nam Thành Công (Hà Nội) cho hay, hàng tháng ngoài ăn, ở sinh hoạt cùng với chủ nhà, chị không phải chi tiêu bất kỳ khoản gì và nhận được 3 triệu đồng tiền lương/tháng.

Ngoài ra, vào các dịp lễ, Tết, chủ nhà còn thưởng tiền, mua quà cáp mỗi khi về quê. Chị thấy thế là quá ổn và cũng không muốn tính toán thêm giờ làm thêm này nọ gì như Nghị định quy định.

“Nói thật, quê tôi xa xôi lắm và vẫn còn nghèo khổ lắm, nếu theo quy định như mọi người nói là sẽ được nghỉ 4 ngày/tháng thì tôi cũng chẳng biết đi đâu, làm gì? Bởi về quê nhiều thì tốn tiền, mà đi chơi thì cũng chẳng biết đi đâu, làm gì nếu gia chủ cứ cho nghỉ đúng Nghị định của Nhà nước” - chị Hải băn khoăn.

Đã có “thâm niên” làm giúp việc gần 6 năm nay cho một gia đình ở Phan Bội Châu (Hoàn Kiếm – Hà Nội), bà Nguyễn Thị Trúc quê ở Cẩm Khê - Phú Thọ cho biết, thực sự chúng tôi là dân quê mùa, chữ nghĩa thì ít nên chuyện quan hệ giữa chủ nhà và người giúp việc chỉ nên thoả thuận bằng miệng là tốt nhất.

Theo bà Trúc, trong quá trình làm việc, nếu đôi bên thấy chỗ nào không nên không phải thì cứ góp ý rồi dần dần thay đổi, chứ hợp đồng giấy trắng mực đen nếu có muốn thay đổi cũng rất phiền phức cho cả hai bên.

“Tôi nói thật, hàng ngày sống cùng nhà với nhau phải có tình cảm và thông cảm cho nhau chứ. Còn nếu cứ có chuyện gì cũng mang luật – lý– quy định ra để giải quyết có khi lại hỏng và thành ra chống đối nhau, khó sống cùng nhau lắm” – bà Trúc nói.

Khó cho gia chủ

Anh Trịnh Văn Thoại, ở Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội) có con nhỏ đang phải thuê người giúp việc cho hay, công việc chính của chị giúp việc nhà anh là trông trẻ, nên phụ thuộc rất nhiều vào giờ ăn, giờ ngủ của trẻ, nên làm sao có thể xác định được 8 giờ làm việc như những công việc thông thường khác.

“Tôi đồng ý với Thông tư là người giúp việc gia đình làm thêm trong những ngày lễ, Tết có thể được hưởng đến 300% tiền lương, nhưng ngày nghỉ mà vẫn phải làm việc cũng được hưởng 200% tiền lương thì thu nhập của người giúp việc đáng mơ ước quá.

Nếu thực sự tất cả các gia đình áp dụng đúng Thông tư có lẽ tôi bảo vợ tôi nghỉ việc công ty để đi làm giúp việc có khi lại nhàn và lương cao hơn…” – anh Thoại nói.

Còn về quy định của Nghị định như mức tiền lương của người giúp việc (bao gồm cả chi phí ăn, ở của người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động nếu có) do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng; trong đó chi phí ăn, ở hàng tháng của người giúp việc (nếu có) không được vượt 50% mức tiền lương, anh Thoại rất đồng tình.

Bởi theo anh Thoại, hiện số tiền lương và tiền ăn ở cho người giúp việc gia đình anh đang trả đảm bảo cao hơn so với quy định.

Tuy nhiên, anh cũng rất không đồng tình với việc quy định gia chủ phải trả tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ cho người giúp việc và chế độ người giúp việc nghỉ ít nhất mỗi tháng 4 ngày.

“Chẳng nhẽ cứ đến ngày Nhà nước được nghỉ là người giúp việc cũng được nghỉ, vậy thì tôi thuê người giúp việc để làm gì. Bởi cả hai vợ chồng đều đi làm vất vả cả tuần, được mỗi ngày nghỉ cuối tuần nghỉ ngơi thì lại vẫn phải làm việc thì thật sự người giúp việc để làm gì?” - anh Thoại băn khoăn.

Ngay cả vấn đề đóng bảo hiểm xã hội cho người giúp việc cũng khiến không ít gia chủ băn khoăn, phản đối. Bởi hầu hết người giúp việc là người đã nghỉ hưu hoặc trẻ em, chưa đến tuổi hoặc quá
tuổi đóng bảo hiểm xã hội.

“Thực sự quy định không rõ ràng, nên tôi thực sự không rõ khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội do gia chủ chi trả hay trừ người giúp việc như những công chức khác” – anh Thoại thắc mắc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.