Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần biển Đông

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Cơ quan chức năng đã ra công điện yêu cầu cần chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần biển Đông.

Hình ảnh về áp thấp nhiệt đới gần biển Đông.
Hình ảnh về áp thấp nhiệt đới gần biển Đông.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, vào hồi 13h ngày 21/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 123,0 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-Dông (Philippin) khoảng 230km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20km, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3 phía Đông khu vực Bắc Biển Đông.

Trong vài ngày tới, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, vận tốc 20km/h với cường độ ít thay đổi.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới từ đêm nay vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh lên cấp 6-7, giật cấp 9. Biển động mạnh. Vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 3,0-5,0m.

Về đợt không khí lạnh đang ảnh hưởng sâu rộng ở khu vực Bắc bộ, từ ngày mai (22/10), mưa chấm dứt, nắng hanh xuất hiện nên nền nhiệt ở khu vực này tăng mạnh. Cao nhất về ban ngày tăng vọt lên mức 32-33 độ C, lạnh chỉ còn xảy ra về đêm và sáng với mức nhiệt từ 21-22 độ C.

Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, giảm thiểu thiệt hại, chiều 21/10, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã có công điện đề nghị các bộ ngành, địa phương từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa tập trung ứng phó.

Theo đó, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền (bao gồm cả tàu vận tải, tàu du lịch) đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu, thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi. Giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống.

Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến áp thấp nhiệt đới để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó. Bộ Ngoại giao liên hệ với các quốc gia trong khu vực đề nghị tạo điều kiện cho ngư dân và tàu cá vào tránh trú và hỗ trợ, cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.