Chợ đồ cổ độc, lạ cho giới trẻ

GD&TĐ - Cứ mỗi sáng Chủ nhật, nhiều chợ đồ cổ lại tụ họp, thu hút những tín đồ mê đồ cổ, đồ cũ đến giao lưu, trao đổi và buôn bán. Và trong đó, không ít bạn trẻ đến đây không chỉ tìm mua những món đồ ưng ý mà còn để giao lưu, học hỏi tạo thành một nét văn hóa thú vị.

Chợ đồ cổ độc, lạ cho giới trẻ

Chiêm ngưỡng nét hoài cổ qua đồ vật

Theo chân nhóm bạn Trần Tùng - Trường ĐH Khoa học xã hội nhân văn (ĐHQG TPHCM), chúng tôi tìm đến phiên chợ cổ có một không hai này. Nói là chợ, nhưng thực chất nó diễn ra trong khuôn viên của một quán cà phê nằm trên đường Nơ Trang Long (Bình Thạnh – TP Hồ Chí Minh).

Đây chính là điểm hẹn của các tín đồ đến giao lưu, buôn bán và trưng bày những món hàng vừa sưu tầm được. Cảm giác đầu tiên khi đến khu vực này là ngỡ ngàng vì quá đông đúc và càng ngạc nhiên hơn khi phần đông trong số đó lại là người trẻ (một khu vực thường là người trung niên trở lên mới đến - PV).

Chợ chỉ hoạt động theo thời gian cố định, từ 6 - 14 giờ Chủ nhật hàng tuần. Mọi người đến đây, khi đi vào cổng phải mất 30.000 tiền phí vào chợ. Cầm tờ vé này, họ có thể gọi thức uống hoặc ăn sáng, đi dạo quanh chợ để tham quan, buôn bán, trao đổi mà không mất thêm một đồng nào.

Người quản lý tiệm cà phê này cho biết: “Chợ đồ cổ, đồ xưa này được hình thành từ năm 2009, do ca sĩ Cao Minh thành lập. Ban đầu chỉ là nơi tụ họp anh em, bàn bè thân quen có sở thích mê đồ cổ, đồ xưa, về sau này, các tín đồ giới thiệu với nhau, ngày càng đông người tham gia”.

Chợ có khoảng hơn 40 sạp bày bán, giao lưu, trao đổi các mặt hàng. Từ những đồng tiền cũ, sách cũ, đồ nữ trang đến những đồ gốm sứ, lư bằng đồng…, mỗi món đồ dao động từ vài trăm ngàn đồng đến vài chục triệu đồng.

Theo nguyên tắc, mỗi món đồ đều phải được các chủ nhân giới thiệu tỉ mỉ, chính xác về nguồn gốc cũng như giá trị để mọi người tin tưởng nhau. Ngoài việc mua bán, chợ này cũng là không gian để các tín đồ chia sẻ và bàn luận với nhau về những món đồ vừa sưu tầm được.

Khi cổ vật... biết nói

Ai cũng nghĩ cuối tuần nếu muốn mua sắm, người trẻ sẽ dẫn nhau đến các chợ phiên, nơi bán hàng thời trang, những món đồ thời thượng. Hoặc nếu muốn vui chơi, họ cũng có nhiều nơi để đi ở Sài Gòn hoa lệ này. Ấy thế mà họ lại tới đây “thả mình” trong những món đồ cũ kỹ nhuốm màu thời gian. Bởi theo các bạn trẻ thì vì một trong những xu hướng thời trang đang được giới trẻ ưa chuộng chính là những phong cách, phụ kiện xưa.

Ở phiên chợ này có nhiều loại đồ cổ khác nhau, từ đồng hồ, bật lửa Zippo, bàn ủi than, tiền cổ, sách báo xưa, đồ nữ trang hay đèn măng xông… khiến nhiều người trẻ đến đây vì “phát cuồng” những món hàng này. “Với tụi mình, đấy là những món đồ thật sự mới lạ vì mới nhìn thấy lần đầu”, Nguyễn Minh Khang (Q.10, TPHCM) nói.

Minh Khang cho biết trước đây cậu hay đi những phiên chợ trời để tìm đồ cổ, nhưng giờ thì đến phiên chợ này nhiều hơn vì đồ ở đây rất “độc”, lạ và phong phú. “Mình săn lùng đồ cổ từ mấy năm nay, vì mình dự định mở một quán cà phê mà từ bàn ghế đến ly tách đều có từ những thập niên 40 - 60 thế kỷ trước. Bây giờ người trẻ có xu hướng hoài cổ nhiều lắm, mình thấy quán cà phê nào có phong cách xưa đều rất thu hút khách” - Minh Khang hào hứng cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...