Chớ dại cho những thực phẩm này vào tủ lạnh kẻo rước bệnh vào nhà

Tủ lạnh có thể giúp bạn bảo quản thực phẩm khỏi ôi thiu và giữ được lâu hơn. Thế nhưng không phải cái gì bạn cũng có thể cho vào tủ lạnh được đâu nhé, đặc biệt là những loại thực phẩm này.

Chớ dại cho những thực phẩm này vào tủ lạnh kẻo rước bệnh vào nhà

Tủ lạnh là một thiết bị điện phổ biến và vô cùng hữu ích. Nó có thể bảo quản rau củ và thịt sống khỏi bị ôi thiu. Nhưng nó cũng có thể khiến một số loại thực phẩm mất vị và thành phần dinh dưỡng.

Dưới đây là những loại thực phẩm bạn không nên bảo quản trong tủ lạnh.

Cà phê

Cà phê cần một khu vực khô ráo, mát mẻ để duy trì càng tươi càng tốt. Nhiệt độ tủ lạnh thường quá lạnh. Cà phê cũng nên đặt ở trong một thùng chứa kín khí để duy trì chất lượng cao.

Hiệp hội Cà phê Quốc gia cho biết hạt cà phê nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng và tránh xa nhiệt, hơi ẩm và ánh sáng.

Bánh mì

000

Randy George, chủ tịch-đồng sở hữu công ty Baking Red Hen tại Vermont, cho biết: "Mặc dù bảo quản lạnh làm chậm quá trình mốc, nấm nhưng môi trường tủ lạnh lại làm khô và cứng bánh mì.

Cách bảo quản bánh mì tốt nhất là bọc trong túi giấy hoặc để ở ngoài, nơi có nhiệt độ phòng. Nhiệt độ này sẽ duy trì được độ giòn của vỏ bánh. Nếu muốn giữ bánh tươi lâu, ta có thể buộc kín bằng túi nilon và cho vào ngăn đá tủ lạnh".

Cà chua

Cà chua sẽ mất nhiều hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng nếu được cất giữ trong tủ lạnh. Nhiệt độ lạnh cũng sẽ thay đổi kết cấu của cà chua cũng như phá vỡ các màng ổn định ở bên trong.

Chúng cuối cùng có thể bị nẫu và không còn mùi vị. Cà chua sẽ chín với tốc độ ổn định và duy trì hương vị thơm ngon nếu giữ ở nhiệt độ phòng.

Bơ hầu như luôn luôn cần phải chín sau khi chúng được mua. Lưu trữ chúng trong tủ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín. Bơ sẽ vẫn ngon và chín tự nhiên khi được giữ ở nơi khô ráo trong bếp.

Khoai tây

000 bia

Khoai tây không chịu được nhiệt độ dưới 7 độ C. Ở nhiệt độ tủ lạnh, thành phần của khoai tây có thể phân hủy thành đường, gây thay đổi vị của khoai tây và làm chúng cứng hơn.

Thay vì cho vào tủ lạnh, bạn hãy bảo quản khoai tây ở nơi ít ánh sáng, có độ ẩm trung bình và nhiệt độ khoảng từ 4,4 đến 10 độ C. Nếu bạn sinh sống ở vùng có nhiệt độ thấp quanh năm, bạn có thể để khoai tây trong góc bếp hay tầng hầm.

Những vùng Nhiệt đới nên bảo quản khoai tây ở hầm rượu hay góc bếp, nhưng hãy sử dụng ngay trong 1 đến 2 tuần. Khi để lâu hơn, khoai tây sẽ bắt đầu nảy mầm. Ngoài ra, bạn nên bảo quản chúng bằng túi giấy.

Bí đỏ

Bảo quản bí đỏ khá đơn giản. Nếu ăn trong vài ngày, bạn chỉ cần để nó trên bếp. Nếu muốn bảo quản lâu dài, hãy để bí đỏ ở nơi ít ánh sáng và có nhiệt độ khoảng 10oC, như góc bếp, hầm, hay thậm chí ngăn kéo.

Bí đỏ sẽ tươi lâu hơn khi không chồng lên nhau hay đặt trên nền cứng. Vì vậy, bạn nên lót vải hoặc cuốn giấy cho loại thực phẩm này.

Hành tây

Hành tây thường sẽ bị nhũn và thậm chí mốc khi được giữ trong tủ lạnh. Chúng có thể để được rất lâu ở nhiệt độ phòng. Hành tây cần được lưu thông không khí và có thể được giữ trong túi lưới treo lên trong nhà bếp.

Tỏi

00000

Tỏi là một loại thực phẩm chắc chắn không nên để lạnh. Tỏi có thể trở thành cao su bị nấm mốc trong tủ lạnh. Nó thậm chí có thể bắt đầu nảy mầm. Tỏi là một loại thực phẩm khác có lợi khi được lưu thông không khí, chúng có thể giữ được tốt hơn một tháng trong một cái giỏ để ở nhiệt độ phòng.

Chuối

Chuối được trồng ở vùng khí hậu nóng và giữ được chất dinh dưỡng tốt hơn khi giữ ở nhiệt độ phòng. Đặt chúng trong tủ lạnh cũng sẽ làm chậm quá trình chín xảy ra tự nhiên. Tổn thương tế bào.

Theo Phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ