'Chip cũ Trung Quốc bất ngờ là mối đe dọa mới'

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Trung Quốc có thể sử dụng chip cũ để nâng cấp và biến thành các cỗ máy vũ khí nguy hiểm cho châu Âu và nước Mỹ.

Mỹ cấm bán công nghệ chip tiên tiến nhất nhưng công ty Trung Quốc lợi hại xoay chuyển dùng chip cũ.
Mỹ cấm bán công nghệ chip tiên tiến nhất nhưng công ty Trung Quốc lợi hại xoay chuyển dùng chip cũ.

Thiếu tướng Lục quân Mỹ đã nghỉ hưu James “Spider” Marks, từng là Tổng Chỉ huy của Trường Tình báo Quân đội Mỹ ở Fort Huachuca, Arizona mới đây đã có bài phân tích trên tạp chí National Interest, cảnh báo về mối nguy từ ngành công nghệ chip cũ của Trung Quốc.

Theo ông, các con chip cũ có kích thước 14 - 28 nanomet là chất bán dẫn đi vào các công nghệ phổ biến như ô tô, tủ lạnh và máy giặt. Đáng chú ý là chúng còn được tìm thấy trong các thiết bị quân sự của Nga bị rơi lại trên chiến trường Ukraine.

Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo đã trả lời điều trần trước Quốc hội Mỹ khẳng định rằng, các tin tức báo cáo từ chiến trường cho thấy, các thiết bị quân sự của Nga chứa đầy linh kiện bán dẫn đời cũ.

Các chip cũ này vốn nằm ngoài các lệnh trừng phạt và lệnh cấm của chính quyền Mỹ với các công ty sản xuất chip ở Trung Quốc. Do vậy, chúng ít bị để ý hơn trong chiến lược đối phó công nghệ cao của Mỹ. Nhưng thực tế lại cho thấy, Trung Quốc hoàn toàn có thể sử dụng các chip kế thừa này để cải tiến và áp dụng mạng 5G thúc đẩy sự gia tăng của các thiết bị thông minh.

"Thật không may, Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) của Bộ Thương mại Mỹ, cơ quan quản lý các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, chỉ nhắm mục tiêu vào năng lực sản xuất chất bán dẫn tiên tiến của Trung Quốc" - bài bình luận có đoạn.

Thiếu tướng Mỹ cho rằng các chip cũ được kế thừa mới là mối đe dọa của không chỉ ở châu Âu mà còn trên khắp thế giới và gây tác động sâu sắc đến chiến lược kiềm chế sức mạnh công nghệ tiên tiến của Mỹ nhằm vào Trung Quốc.

Các công ty Trung Quốc, có lẽ đã nhận ra phương Tây đánh giá thấp tầm quan trọng của các con chip cũ như thế nào, nên đã quyết định tăng sản lượng của các sản phẩm quan trọng này.

John Lee, Giám đốc của công ty tư vấn East West Futures hồi tháng 1/2023 cho biết, vai trò của Trung Quốc trong việc cung cấp những con chip cũ đang trở nên lớn hơn nhiều.

Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC) - nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc đã đạt doanh thu kỷ lục 7,2 tỷ USD dù họ đã nằm trong danh sách giới hạn khả năng cung cấp các chip thế hệ mới của Mỹ.

Công ty này không những bị giới hạn bởi việc không được tiếp cận các công nghệ in bản thạch chip tiên tiến nhất, mà ngược lại còn công bố kế hoạch mở rộng sản xuất các bản quyền chip cũ của mình.

Samuel Wang, nhà phân tích chip của công ty tư vấn Gartner ước tính, một khi 4 nhà máy sản xuất mới của SMIC đi vào hoạt động, sản lượng chip của công ty Trung Quốc này sẽ tăng hơn gấp 3 lần.

Một loạt chip kế thừa của Trung Quốc sẽ gây ra nhiều tổn thất cho thị trường chip toàn cầu. Thiếu tướng James Marks cho rằng, SMIC được định vị để hạ giá, đe dọa sự tồn tại của các đối thủ cạnh tranh phương Tây và tăng sự phụ thuộc của Mỹ và toàn cầu vào Trung Quốc.

Công ty này được sự hỗ trợ lớn và đang hưởng rất nhiều đặc quyền để tạo ra mối cạnh tranh đáng gờm cho các công ty phương Tây. Ví dụ, Trung Quốc đã rót trợ cấp cho ngành công nghiệp pin mặt trời trong nước để trở thành nước dẫn đầu thế giới về sản xuất. Và ông James Marks không ngại ngần với quan điểm rằng, Trung Quốc sẽ sử dụng các chip kế thừa để phát triển mục tiêu này, từ đó phân phối công nghệ của họ đi khắp thế giới.

James Mulvenon, một chuyên gia về quân đội Trung Quốc và các vấn đề không gian mạng của Trung Quốc đã đưa ra nhiều tài liệu cho rằng, SMIC có những mối liên quan mật thiết với cả năng lực sản xuất quốc phòng quốc gia. Trong số tài liệu cho thấy mối quan hệ của SMIC với Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc, “một tập đoàn quốc phòng thuộc sở hữu nhà nước chuyên nghiên cứu và sản xuất thiết bị điện tử quân sự, cơ sở hạ tầng thông tin điện tử quốc phòng và phần mềm quân sự". Và nhiều thực thể khác của Trung Quốc tập trung vào nghiên cứu ứng dụng cho mục đích quân sự cũng sử dụng các sản phẩm của SMIC.

Cho đến nay, Washington cũng vẫn nỗ lực tìm mọi phương pháp để kiềm chế việc Trung Quốc đạt được công nghệ tiên tiến trong ngành bán dẫn. Một số nghị sĩ nghi ngờ tính hiệu quả của chính sách kiềm chế mà Nhà Trắng đưa ra.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio và Đại diện Michael McCaul, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, cũng đã nhận xét: “Mặc dù việc SMIC bị đưa vào Danh sách Thực thể đã cản trở khả năng sản xuất các chất bán dẫn tiên tiến nhất của công ty này, nhưng nó hầu như không ảnh hưởng gì đến khả năng sản xuất tổng thể.”

Đáng chú ý hơn nữa, ông James Marks nhắc đến việc chỉ trong vòng vài tháng vào năm 2020 và 2021, Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại Mỹ đã phê duyệt giấy phép trị giá 41 tỷ USD cho các công ty Mỹ muốn bán công nghệ của họ cho SMIC.

Với các mối lo ngại như vậy, Thiếu tướng Mỹ cho rằng, nếu chính quyền Mỹ không thể hành động tỉnh táo để chống lại SMIC và các nhà sản xuất chip kế thừa khác của Trung Quốc ở thời điểm này thì cơ hội để nước Mỹ lấy lại vị thế là nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới có thể không bao giờ đến.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.