Chính trường Ý: Tiềm ẩn nhiều hiểm nguy

GD&TĐ - Sự hỗn loạn chính trị kéo dài ở Ý có thể giáng một đòn nặng nề cho Liên minh châu Âu cũng như sự đoàn kết chính trị của châu Âu nói chung.

Chính trường Ý: Tiềm ẩn nhiều hiểm nguy

Khả năng cho một cuộc bầu cử mới

Sergio Mattarella, người đứng đầu trung lập về chính trị của nước Ý, đã ngăn cản liên minh dân túy của Phong trào Năm sao và Liên đoàn hình thành một chính phủ mờ mịt chống châu Âu. Thay vào đó, ông chỉ định Carlo Cottarelli, một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ quốc tế, thành lập chính phủ lâm thời của các nhà kỹ trị. Điều này có nghĩa là nước Ý đang hướng tới một cuộc bầu cử thứ hai.

Kết quả của cuộc bầu cử này có thể sẽ gây nhiều rắc rối hơn so với cuộc bỏ phiếu bất phân thắng bại đầu tiên, được tổ chức vào ngày 4/3, theo đó, kết quả cho thấy liên minh này không thích hợp để điều hành đất nước ở cấp cao nhất.

Lần đầu tiên trong lịch sử chính trị của nước Ý, các trận chiến của chiến dịch bầu cử diễn ra khá rõ nét, và nó không còn là vấn đề nội bộ của nước Ý nữa. Châu Âu sẽ là chiến trường của cuộc chiến này, và hậu quả của nó sẽ lan tỏa đến cấp châu lục.

Cuộc bỏ phiếu lần thứ hai chắc chắn sẽ biến thành một cuộc trưng cầu giữa lực lượng ủng hộ châu Âu và đồng euro với liên minh đối kháng của hai bên dân túy đã giành được nhiều phiếu nhất hồi tháng Ba, gồm Liên đoàn và Phong trào Năm sao.

Những nguy cơ tiềm ẩn

Nhưng điều gì sẽ xảy ra, nếu tại cuộc bầu cử tiếp theo, liên minh đối kháng này có được số phiếu bầu còn lớn hơn thế? Một kết quả bầu cử như vậy ở Ý, vốn là một trong những thành viên sáng lập của Liên minh châu Âu, có thể sẽ dẫn đến việc lan tràn hơn tình trạng chống Liên minh châu Âu lan rộng khắp châu lục này, đe dọa sự đoàn kết châu Âu, đúng vào một thời điểm vô cùng nhạy cảm của quá trình Brexit và nhiều sự kiện khác sắp diễn ra, trong đó có bầu cử Quốc hội châu Âu.

Các cuộc bầu cử Quốc hội châu Âu sẽ diễn ra trong năm tới, làm tăng nguy cơ các đảng dân chủ châu Âu trì hoãn các cải cách quan trọng nhằm củng cố tương lai của chính phủ châu Âu. Đây là tiến trình mà không có ai, kể cả ở Ý lẫn phần còn lại của châu Âu, có thể đảm trách được. Đó cũng là lý do tại sao “bóng đang trong chân đội Ý”. Số phận của châu Âu và nước Ý được kết nối chặt chẽ.

Bản tuyên ngôn chính trị Ventotene Manifesto công bố sau chiến tranh từng được một nhóm người chống phát xít, sau này là cha đẻ của Liên minh châu Âu, soạn thảo trong một nhà tù cũ kỹ nhỏ bé ở ngoài khơi bờ biển Rome.

Có lẽ nào, châu Âu, từng là cái nôi của ý tưởng này, lại trở thành ngôi mồ chôn cất nó? Brexit vẫn là một vết thương đau đớn của Liên minh châu Âu, nhưng thực tế, sự hội nhập của nước Anh luôn bị giới hạn. Nước này chưa bao giờ là một phần của khu vực Schengen, hay là một phần của khu vực euro.

Ảnh hưởng từ nước Ý đến châu Âu sẽ còn nghiêm trọng hơn nhiều. Nếu những người theo chủ nghĩa dân túy chiến thắng với biên độ lớn, kết quả sẽ làm rung chuyển các nguyên tắc cơ bản của lục địa.

Châu Âu lo lắng

Liên minh tiền tệ và thị trường chung, hai trong số những thành tựu lớn nhất của dự án châu Âu kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Ý là nền kinh tế lớn thứ 3 châu Âu và là trụ cột của một khu vực kinh tế tích hợp có trung tâm là nước Ý, nhưng đồng thời cũng là chỗ dựa cho đất nước này. Nếu nước Ý “sa cơ lỡ vận” thì châu Âu cũng không tránh khỏi lao đao.

Mặc dù vậy, kịch bản ác mộng này vẫn có thể thúc đẩy một vài điều tích cực. Với những đường lối và sự lựa chọn rõ ràng như vậy, có thể có nhiều hơn các lực lượng châu Âu hợp tác chống lại những người theo chủ nghĩa dân túy.

Đảng Dân chủ, vốn đại bại trong cuộc bầu cử ngày 4/3, sẽ có cơ hội thứ hai để tăng cường sự đồng thuận nội bộ. Cuộc bỏ phiếu sắp tới sẽ giúp xây dựng lại trung tâm đã bị phân tán của Ý và đưa cựu lãnh đạo đảng Dân chủ và Thủ tướng Matteo Renzi, người đã từ chức sau khi thua cuộc trong cuộc trưng cầu dân ý theo Hiến pháp năm 2016, trở lại với trò chơi chính trị.

Nhiều người hy vọng sẽ có một phong trào ủng hộ châu Âu ở Ý, giống như ở Pháp, khi nước này phải đối mặt với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy. Sự từ bỏ đồng euro chắc chắn sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng nợ có chủ quyền. Nếu các cử tri Ý được truyền tải đầy đủ thông tin, nhiều người hy vọng rằng họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến sự an toàn của số tiền tiết kiệm trong ngân hàng, hơn là những gì xa vời tại Brussels, nơi chính phủ châu Âu tọa lạc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.