Chính thức công bố ngày Kỹ năng lao động Việt Nam

GD&TĐ - Ngày 4/10, Bộ LĐ-TB&XH đã chính thức công bố ngày Kỹ năng Lao động Việt Nam và tổ chức khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 năm 2020.

Thực hiện nghi thức chào mừng Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam
Thực hiện nghi thức chào mừng Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam

Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH đã công bố Quyết định số 1486/QĐ-TTg ngày 1/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 4/10 hằng năm là ngày Kỹ năng Lao động Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng cho biết: “Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam” là hết sức cần thiết vừa để hội nhập với xu thế tôn vinh người lao động có kỹ năng của các nước trên thế giới, đồng thời thúc đẩy nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vai trò, giá trị của người lao động Việt Nam có kỹ năng trong tình hình mới.

Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam thể hiện sự đề cao vai trò, giá trị, tầm quan trọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam trong thời kỳ mới phù hợp với Điều 4 Hiến pháp năm 2013.

Đồng thời tiếp tục thể chế hóa quan điểm của Đảng về việc “Giai cấp công nhân là chủ thể của phương thức sản xuất công nghiệp với các đặc tính: công cụ lao động là máy móc, năng suất lao động cao, lao động có tính chất xã hội hóa cao và gợi mở nhiều giải pháp tích cực cho quá trình phát triển xã hội.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, việc chọn “Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam” trong tháng 10 phù hợp với thời điểm các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai nhiều hoạt động của năm học mới.

Mặt khác, trong văn hóa Việt Nam, tháng 10 luôn gắn với ý nghĩa về sự đầy đủ, thịnh vượng; tháng 10 là tháng biểu trưng cho sự gặt hái thành quả của lao động.

Về Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia năm nay, ban tổ chức cho biết, có 34 nghề được tổ chức thi, trong đó có 31 nghề thi chính thức và 3 nghề thi trình diễn. Trong đó có 7 nghề lần đầu tiên được tổ chức, gồm: Phay CNC, Tiện CNC, Dịch vụ lễ tân, Chăm sóc sức khỏe và công tác xã hội; 3 nghề gồm Điều khiển công nghiệp, Thiết kế thời trang kỹ thuật số và Công nghệ nước là nghề trình diễn tại kỳ thi.

Ban Tổ chức đã thành lập 5 Hội đồng thi quốc gia do các bộ, ngành chủ trì gồm: Bộ Công Thương, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội. Kỳ thi được tổ chức từ ngày 28/9 đến ngày 10/10.

Ông Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, kỳ thi là cơ hội để tôn vinh lực lượng lao động trẻ có kỹ năng nghề (KNN) cao theo khung trình độ KNN quốc gia và tiệm cận với chuẩn KNN ASEAN, thế giới.

Đây cũng là cơ hội để thúc đẩy lực lượng lao động trẻ có KNN theo kịp với xu thế phát triển của hoạt động sản xuất, kinh doanh và khoa học công nghệ tiên tiến ở thời kỳ mới. Từ đó, góp phần nâng tầm kỹ năng lao động trẻ Việt Nam, trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh dịch vụ góp phần tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thông qua kỳ thi, ban tổ chức sẽ tuyển chọn thí sinh có năng lực tham gia đổi tuyển quốc gia để huấn luyện chuẩn bị tham dự Kỳ thi KNN ASEAN lần thứ 13, thế giới lần thứ 46 năm 2021.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.