"Chim sắt" của NASA chở tàu vũ trụ tới trạm thử nghiệm

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ sử dụng siêu vận tải cơ Super Guppy đưa tàu vũ trụ Orion tới trạm thử nghiệm Plum Brook ở Ohio.

Tàu vũ trụ Orion trong khoang hàng của máy bay. Ảnh: NASA.
Tàu vũ trụ Orion trong khoang hàng của máy bay. Ảnh: NASA.

Vận tải cơ Super Guppy hạ cánh an toàn ở sân bay. Video: NASA.

Tàu Orion sẽ trải qua các thử nghiệm môi trường ở trạm Plum Brook trước khi bay vào không gian năm 2020. Super Guppy là máy bay lớn nhất trong đội vận tải cơ của NASA, chuyên dùng để vận chuyển hàng hóa lớn bao gồm tàu vũ trụ và bộ phận tên lửa. Chiếc máy bay này từng chở các phần của tên lửa Saturn V tới những địa điểm khác nhau trong chương trình Apollo.

Super Guppy hạ cánh ở sân bay Mandfield Lahm của Ohio hôm 24/11. Hàng trăm người hâm mộ xếp hàng trên đường phố để chiêm ngưỡng chiếc máy bay nổi tiếng và chào đón tàu vũ trụ Orion tới nơi cùng phi hành đoàn, bao gồm phi hành gia Doug Wheelock.

Trong thời gian ở trạm Plum Brook, tàu Orion sẽ được kiểm tra toàn diện để xác định phương tiện có thể thực hiện chuyến bay quanh Mặt Trăng vào tháng 6/2020 hay không.

Trạm Plum Brook có buồng chân không lớn nhất thế giới, nơi tàu Orion sẽ thực hiện thử nghiệm nhiệt trong 60 ngày ở các điều kiện môi trường vũ trụ. Trong giai đoạn thử nghiệm này, tàu Orion sẽ phải vượt qua nhiệt độ cực hạn từ -156 độ C đến 150 độ C để mô phỏng lúc bay dưới ánh Mặt Trời và bay trong vùng bóng của Trái Đất.

Sau khi hoàn tất thử nghiệm nhiệt, tàu Orion sẽ trải qua thử nghiệm nhiễu điện từ trong 14 ngày. Mỗi bộ phận điện tử của tàu sẽ được kiểm tra để đảm bảo không gặp trục trắc khi đưa vào hoạt động.

"Các thử nghiệm sẽ xác nhận những hệ thống trên tàu vũ trụ vận hành đúng như thiết kế, đồng thời đảm bảo an toàn cho phi hành đoàn tham gia nhiệm vụ Artemis trong tương lai, cả trên mặt đất và trong lúc bay", Nicole Smith, quản lý dự án phụ trách  thử nghiệm tàu Orion, cho biết.

"Cơ sở này là nơi duy nhất trên thế giới có thể thực hiện những thử nghiệm quan trọng này ở cùng một chỗ. Điều này giúp giảm rủi ro bằng cách hạn chế vận chuyển phương tiện tới nhiều địa điểm để thử nghiệm, và đội ngũ của chúng tôi có năng lực biến nơi đây thành cơ sở tốt nhất để đánh giá tàu vũ trụ", Bob Kowalski, quản lý trạm Plum Brook, chia sẻ.

Sau khi hoàn tất mọi thử nghiệm, tàu Orion sẽ qua trở lại Trung tâm vũ trụ Kennedy trên chiếc Super Guppy để chuẩn bị cho nhiệm vụ đầu tiên. Nếu thử nghiệm diễn ra thuận lợi, con tàu sẽ kết hợp với tên lửa Space Launch System (SLS) trước lịch phóng vào năm 2020.

Trong nhiệm vụ đầu tiên mang tên Artemis-1, tàu Orion sẽ bay lên Mặt Trăng ở chế độ không người lái, trải qua ba tuần trong không gian bao gồm 6 ngày ở quỹ đạo lùi của thiên thể.

Nhiệm vụ tiếp theo, Artemis-2, sẽ đưa phi hành đoàn bay qua Mặt Trăng và trở về Trái Đất năm 2022 - 2023. Vào năm 2024, nếu các nhiệm vụ trước đó thành công, các phi hành gia sẽ đáp xuống Mặt Trăng trong nhiệm vụ Artemis-3, đánh dấu lần đầu tiên con người quay lại đây từ sau nhiệm vụ Apollo 17 năm 1972.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.