Xuất hiện bằng chứng cho thấy sự tồn tại loại lực thứ 5 trong tự nhiên

Ngoài 4 thứ lực chi phối mọi hoạt động trong vũ trụ là lực hấp dẫn, lực điện từ, lực mạnh, lực yếu, mới đây, các nhà nghiên cứu Hungary đã tìm ra bằng chứng cho thấy tồn tại một lực thứ 5 trong tự nhiên.

Nếu như xác nhận được sự tồn tại của X17, vật lý học sẽ phải xoay chuyển bốn lực cơ bản để phù hợp với sự xuất hiện của một lực thứ 5.
Nếu như xác nhận được sự tồn tại của X17, vật lý học sẽ phải xoay chuyển bốn lực cơ bản để phù hợp với sự xuất hiện của một lực thứ 5.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Atomki (Hungary) cho biết họ đã tìm ra bằng chứng cho thấy sự tồn tại của một lực thứ 5 nữa trong tự nhiên.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã theo dõi chặt chẽ cách một nguyên tử heli phát ra ánh sáng từ hoạt động phân rã. Theo một cách bí ẩn, các electron và positron khi tách ra khỏi nguyên tử đã tạo thành một góc 115 độ. 

Dựa vào đó, nhóm nghiên cứu đưa ra phỏng đoán, vào thời khắc nguyên tử phân rã, một hạt mới đã được tạo ra nhờ lượng năng lượng thừa có trong các thành phần nguyên tử nhưng ngay lập tức bị phân rã thành một cặp positron và electron.

Nhà nghiên cứu Attila Krasnznahorkay cho biết, đây là lần thứ hai nhóm của ông phát hiện ra một hạt bí ẩn. Hạt mới này có khối lượng ước tính là 17 megaelectronvolt nên nó được các nhà khoa học gọi với cái tên X17.

3 năm trước, các nhà nghiên cứu Hungary cũng đã xuất bản một bài báo tương tự được đăng tải trên một tạp chí uy tín nhất về Vật lý. Nhóm đã nghiên cứu một đồng vị khác là beryllium-8 và theo dõi hoạt động phân rã của nó.

Họ nhận thấy rằng các electron và positron khi tách ra khỏi nguyên tử đã tạo thành một góc chính xác 140 độ. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều thử nghiệm khác nhau và tất cả đều cho ra kết quả tương tự.

Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục thực hiện các nghiên cứu khác liên quan tới hạt X17. Nếu như xác nhận được sự tồn tại của X17, vật lý học sẽ phải xoay chuyển bốn lực cơ bản để phù hợp với sự xuất hiện của một lực thứ 5.

Theo Vietnamnet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ