Chiêu độc trị con rể đòi bố mẹ vợ sang tên nhà

Còn tôi, từ khi lấy chồng cũng trở thành gái đảm, chiều chồng hết mực. Tôi cũng không bao giờ to tiếng với chồng vì sợ anh lại tủi thân, nghĩ cảnh phải ở nhà vợ.

Chiêu độc trị con rể đòi bố mẹ vợ sang tên nhà

7 năm trước, tôi đã từng yêu điên cuồng 1 anh chàng sinh viên tỉnh lẻ nghèo, mới ra trường. Người đó là chồng tôi bây giờ. Còn tôi là cô gái quê gốc Nam Định nhưng gia đình chuyển lên Hà Nội sống từ khi tôi 5 mới tuổi.

Bố mẹ tôi cũng chỉ có 2 chị em tôi. Em gái đã lấy chồng Sài Gòn, ở Hà Nội chỉ có mình tôi. Thế nên khi tôi đề cập chuyện kết hôn thì bố mẹ rất muốn vợ chồng tôi sau khi kết hôn ở với ông bà. Tôi lựa lời nói chuyện với chồng sắp cưới về việc này, anh ấy lúc đầu còn ầm ừ. Sau tôi nói mãi, cộng thêm việc bố mẹ tôi cũng phải mở lời anh ấy mới thực sự đồng ý. 

Đám cưới xong, vợ chồng tôi về ở cùng bố mẹ tôi. Bố mẹ vợ hết sức chiều chuộng anh con rể quý hóa vì sợ anh bị tổn thương và tự ái. Việc lớn bé trong nhà đều không bao giờ để anh động tay. Nói lời gì cũng phải cân nhắc sợ anh phật lòng…

Còn tôi, từ khi lấy chồng cũng trở thành gái đảm, chiều chồng hết mực. Tôi cũng không bao giờ to tiếng với chồng vì sợ anh lại tủi thân, nghĩ cảnh phải ở nhà vợ.

Bài học nhớ đời cho anh con rể đòi bố mẹ vợ sang tên nhà

Suốt ngày tỉ tê với vợ để đòi bố mẹ vợ sang tên nhà (Ảnh minh họa).

Ở lâu tôi mới thấy anh rất hay có cái kiểu giấu giếm vợ gửi đồ, gửi tiền về quê cho anh em, bố mẹ chồng. Tôi rất ghét như vậy, không phải tôi ích kỉ nhỏ nhen gì nhưng anh làm như vậy chẳng khác gì nghĩ tôi là người vợ không biết nghĩ. Mỗi lần phát hiện ra chuyện, tôi lại thấy mình bị tổn thương thêm một chút.

Dù ở nhà vợ đến 7 năm trời, nhưng anh ấy chưa bao giờ coi đó là nhà mình. Anh ấy sống giống như kiểu người ở trọ vậy. Mọi đồ đạc, hỏng hóc nhất nhất anh đợi bố vợ sửa. Có nhiều lần tôi góp ý về thói ỷ lại đó thì chồng lại trả lời cái kiểu khó nghe: “Nhà của ông bà, ông bà sửa cho ưng ý, có phải nhà của mình đâu mà sửa với chữa!”. 

Đã thế, nhiều lần, anh còn xúi con mới học lớp 1 xin tiền ông bà ngoại vì ông bà "đầy tiền". Tôi không đồng ý với cái kiểu sống ích kỷ đó của chồng nhưng chưa tiện góp ý.

Vẻ ngoài thì có vẻ cao thượng, khái tính lắm nhưng bên trong thực chất lại không phải vậy. Làm vợ anh ấy ngần ấy năm tôi không thể nhận xét sai. Lần vừa rồi, anh ta nói bóng nói gió chuyện muốn ông bà ngoại sang tên nhà cho, nếu không cả nhà sẽ ra ngoài ở trọ. Anh ta nói anh ta không thích ở nhờ nhà bố mẹ vợ nữa.

Tôi còn nhớ như in: “Nhà ông bà chỉ có 2 cô con gái, dì út thì vào Sài Gòn hẳn rồi, ai còn về đây. Nhà của ông bà bây giờ xong chắc cũng cho nhà mình, bây giờ giấy tờ chuyển giao làm đang còn dễ dàng, thế mà ông bà không cho luôn nhỉ?”.

Tôi nghe xong cứ lờ đi, nửa tháng sau anh ta lại dở bài bóng gió: "Cả nhà mình về quê sống, chứ ở Hà Nội mãi mà cuộc sống không ổn định cũng mệt mỏi".

Ý của anh ta là chưa có nhà riêng. Bố mẹ tôi nghe vậy thương con, thương cháu nên cũng nhấp nhổm định sang tên căn nhà đang ở cho vợ chồng tôi. Nhưng tôi nhất định không đồng ý và bàn với bố mẹ chiêu này để dạy cho anh con rể quý 1 bài học. Nếu ngộ ra thì tiếp tục chung sống còn không thì cũng không tiếc. 

Lựa lúc anh ta đang ở phòng khách, mẹ tôi trong bếp nói với con tôi: "Bà nghe nói bố mẹ cháu sắp cho cháu về quê ở, không ở cùng ông bà nữa, về thì phải ngoan nhé! Thi thoảng nói bố mẹ cho lên ông bà chơi!". Mẹ con tôi nháy nhau, tôi lại càng bồi thêm vào: "Thôi thì ý chồng con thế, con là vợ thì phải theo. Rồi thi thoảng con cho cháu lên thăm ông bà". 

Được một lúc thì anh chồng tôi lên phòng, trưa gọi xuống ăn cơm cũng báo mệt không ăn, chắc là vì ngại.

Từ hôm đó, anh chồng tôi không bao giờ ỏ ê gì đến việc nhà cửa, đòi hỏi quyền lợi một cách thô thiển như thế nữa. Nhà chỉ có 2 chị em, trước sau gì thì bố mẹ tôi cũng cho vợ chồng tôi thôi, nhưng tôi không thích chồng tính toán như vậy. 

Theo các chị, tôi làm như thế là đúng hay sai? Và cho tôi thêm cao kiến để trị anh chồng tham lam, ích kỷ của mình. Chứ bản chất cứ như thế, một ngày bố mẹ tôi mất, anh ta lại được nước đuổi mẹ con tôi ra đường mất.

Theo Emdep.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ