9 thứ cho vào lò vi sóng sẽ bị nổ tung

Lò vi sóng rất thuận thiện cho các gia đình thành thị nhưng nếu không biết sử dụng đây có thể là quả bom nổ chậm trong nhà, cực kỳ nguy hiểm.

9 thứ cho vào lò vi sóng sẽ bị nổ tung

1. Hộp nhựa, các đồ dùng bằng nhựa

Chúng ta đều biết, đồ ăn nóng khi được cho vào hộp nhựa hoặc những đồ dùng bằng nhựa rất có hại cho sức khỏe, đôi khi mức nhiệt quá cao còn khiến nhựa bị nóng chảy.

Việc cho hộp nhựa hoặc những đồ dùng bằng nhựa như bát, thìa, đĩa,… vào lò vi sóng cũng gây hậu quả tương tự như thế, thậm chí còn nghiêm trọng hơn.

bo 9 thu nay vao lo vi song, lo xin may cung no tung nhu “bom hen gio” - 1

Vì vậy, bạn chỉ có thể bỏ đồ nhựa vào lò vi sóng nếu đồ nhựa đó được dán nhãn là “an toàn với lò vi sóng”, sử dụng tối đa 3 phút, không nên để lâu hơn, và lưu ý khi dùng trong lò vi sóng không được đóng nắp hộp nhựa lại.

2. Giấy bạc, túi giấy và túi nilon

Không ít những gia đình chế biến các món nướng bằng cách bọc thực phẩm bằng giấy bạc rồi cho vào lò vi sóng. Các chuyên gia đã khuyên rằng, bạn không nên sử dụng giấy bạc trong lò vi sóng, bởi bọc giấy bạc cho thực phẩm để trong lò vi sóng, sóng vi ba không xuyên qua được, tạo nên các tia lửa điện tóe lên dễ làm lò bị cháy.

Thêm vào đó, việc cho các loại túi giấy, túi nilon hay giấy báo vào lò vi sóng cũng không được khuyến khích. Ở nhiệt độ thấp của lò vi sóng có thể chưa gây nên hậu quả gì, nhưng khi bạn sử dụng lò vi sóng ở chế độ nhiệt cao, những loại túi giấy hay nilon tỏa ra các chất khí độc hại, hoặc có thể bốc cháy.

bo 9 thu nay vao lo vi song, lo xin may cung no tung nhu “bom hen gio” - 2

3. Vật dụng kim loại

Sử dụng lò vi sóng kiêng kỵ nhất là cho những đồ dùng bằng kim loại vào lò, và cần phải để những đồ vật ấy tránh xa khi lò đang hoạt động.

Sóng vi ba của lò vi sóng không xuyên qua được kim loại mà bị phản xạ lại vào thành lò, làm nóng xung quanh, dẫn tới cháy nổ, hư hỏng lò và có thể gây bỏng hoặc bị thương đối với những người xung quanh.

4. Bình giữ nhiệt

Những loại bình nước mini, bình giữ nhiệt,… thường được làm bằng thép không gỉ sẽ ngăn hơi nóng của lò vi sóng tiếp xúc với chất lỏng bên trong, thậm chí có thể làm lò bị hỏng hóc. Vì vậy bạn tuyệt đối không được cho bình giữ nhiệt vào lò vi sóng, có thể gây nên hậu quả khôn lường.

bo 9 thu nay vao lo vi song, lo xin may cung no tung nhu “bom hen gio” - 3

5. Trứng tươi

Nhiều người nghĩ rằng trứng tươi nguyên vỏ được chế biến chín bằng cách luộc sôi hoặc nướng được trên bếp thì cũng có thể chế biến tương tự với lò vi sóng, tuy nhiên đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Khi cho trứng tươi còn nguyên phần vỏ cứng vào trong lò vi sóng, nhiệt độ cao trong lò sẽ làm không khí trong trứng giãn nở, dẫn tới lớp vỏ ngoài bị giãn ra theo, khiến quả trứng bị nổ tung. Làm như vậy không chỉ khiến trứng văng tung tóe, nguy hiểm, bẩn nhà, mà còn gây ra nguy cơ cháy nổ lò rất cao.

Thay vì cho trứng nguyên vỏ vào lò vi sóng, bạn nên đập trứng ra bát, có thể đánh tan lòng đỏ rồi sau đó mới cho vào lò vi sóng như chế biến các món ăn thông thường khác.

bo 9 thu nay vao lo vi song, lo xin may cung no tung nhu “bom hen gio” - 4

6. Hải sản vỏ cứng

Những loại hải sản có vỏ cứng như cua, ốc, ngao, sò… khi cho vào lò vi sóng sẽ bị nhiệt độ cao và kín trong lò giải phóng các phân tử tạo mùi khó chịu giống như mùi cao su cháy, bốc khói.

Ngoài ra, việc chế biến những thực phẩm này trong lò vi sóng còn khiến chất dinh dưỡng trong thực phẩm “bốc hơi” hoàn toàn, và mùi vị cũng không còn được tươi, ngon.

7. Trái cây

Nghe thì có vẻ vô hại nhưng thực chất việc cho trái cây tươi, đặc biệt là quả nho vào lò vi sóng lại gây ra nguy cơ cháy nổ lò rất cao. Nhiều loại trái cây chịu được nhiệt độ cao, nhưng một số loại như nho tươi hoặc nho khô thì sẽ bắt lửa, bốc khói hoặc thậm chí là bốc cháy, nổ tung nếu bỏ vào lò vi sóng.

bo 9 thu nay vao lo vi song, lo xin may cung no tung nhu “bom hen gio” - 5

8. Rau củ quả có lớp vỏ dày

Các loại thực phẩm có lớp vỏ dày như khoai tây, cà rốt, táo,… đặc biệt là những loại củ chứa magie và selen như cà rốt khi nấu trong lò sẽ cháy thành các ngọn lửa xanh, đỏ, vàng.

Khi để lâu trong lò cà rốt bị giãn nở bên trong làm nứt vỏ ngoài sẽ gây ra nổ lò. Cần gọt vỏ hoặc đâm các lỗ nhỏ lên thân củ trước khi cho vào lò vi sóng.

9. Ớt

Ớt tươi hoặc ớt khô đều có thể “bốc hỏa” trong lò vi sóng. Khi mở cửa lò ra bạn và những người đứng xung quanh sẽ bị “tấn công” bởi hơi cay nóng, khiến bạn chảy nước mắt và ho sặc sụa.

Vì vậy, đừng bao giờ có ý định sấy khô ớt bằng lò vi sóng, đó là một sai lầm rất lớn đấy.

Theo Eva.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một số tang vật chuyên án 324C mà lực lượng cảnh sát ma túy triệt phá.

Triệt phá gần 30.000 vụ án về ma túy

GD&TĐ - Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025.

Người dân tất bật ép mía để lấy nước nấu mật. (Ảnh: T.H)

Làng mật mía đỏ lửa nấu vị ngọt cho Tết

GD&TĐ - Có truyền thống hơn 50 năm làm nghề nấu mật mía, thời điểm những tháng giáp Tết, người dân xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh), lại tất bật vào vụ với nhiều niềm vui, hương vị ngọt ngào.