Chiến lược NDIS của Mỹ bị nghi ngờ

GD&TĐ - David T. Pyne, Phó Giám đốc điều hành Lực lượng EMP vừa có nhận định bất ngờ về Chiến lược công nghiệp quốc phòng của Mỹ.

Stinger - một trong những vũ khí đang cạn kiệt trong kho của Mỹ vì chiến sự.
Stinger - một trong những vũ khí đang cạn kiệt trong kho của Mỹ vì chiến sự.

Theo David T. Pyne, Phó Giám đốc điều hành Lực lượng Đặc nhiệm về An ninh Quốc gia và Nội địa Mỹ (EMP), chiến lược mới được Lầu Năm Góc công bố cách đây không lâu khó có thể hoạt động hiệu quả như mong muốn.

Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) gần đây đã công bố Chiến lược Công nghiệp Quốc phòng (NDIS) đầu tiên, liên quan đến sự tham gia, phát triển chính sách và đầu tư của Lầu Năm Góc vào cơ sở công nghiệp trong 5 năm tới.

Mục tiêu của NDIS

Theo các quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc, tài liệu dài 59 trang này nhằm mục đích giúp chính phủ tạo ra một ngành công nghiệp quốc phòng hiện đại và kiên cường "để ngăn chặn kẻ thù của Mỹ và đáp ứng nhu cầu sản xuất do những thách thức cấp bách đặt ra".

Laura D. Taylor-Kale, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về chính sách cơ sở công nghiệp, chỉ ra: "Chúng tôi hiện đang triển khai NDIS để đảm bảo rằng cơ sở công nghiệp quốc phòng của chúng tôi tiếp tục củng cố an ninh quốc gia của chúng tôi tại quê nhà, đồng thời trấn an và hỗ trợ các đồng minh và đối tác".

Các lĩnh vực chính cho hợp tác công nghiệp quốc phòng

NDIS nhấn mạnh ít nhất bốn lĩnh vực chính quan trọng để xây dựng một ngành công nghiệp quốc phòng tiên tiến, bao gồm chuỗi cung ứng linh hoạt, sự sẵn sàng của lực lượng lao động và răn đe kinh tế.

Theo tài liệu, cần có một số hành động để đạt được chuỗi cung ứng linh hoạt, bao gồm thiết lập quan hệ đối tác công tư, cơ chế chia sẻ rủi ro và công nghệ.

Thừa nhận những khoảng trống và thiếu sót

Mặc dù vậy, NDIS thừa nhận có những vấn đề trong khả năng sản xuất của nước của Mỹ. Tài liệu "cung cấp một lộ trình dựa trên những tiến bộ gần đây đồng thời khắc phục những khoảng trống còn lại và những thiếu sót tiềm ẩn".

Báo cáo cho biết, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ phải đối mặt với một loạt thách thức, bao gồm lực lượng lao động không đủ, sự phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn nguyên liệu quan trọng của nước ngoài, sử dụng không đúng mức công nghệ tiên tiến, thực tiễn thương mại không công bằng, bất ổn trong mua sắm và hạn chế về tài trợ quốc phòng từ Đồi Capitol...

NDIS tuyên bố rằng việc không có khả năng củng cố cơ sở công nghiệp của đất nước có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho khả năng quân sự của nước này.

Trang Defense News dẫn lời Elaine McCusker, một thành viên cấp cao tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, cho biết: "Chiến lược này mô tả vấn đề chứ không phải giải pháp".

McCusker nói: "Giống như hầu hết các chiến lược như vậy, chiến lược này không thể cung cấp cái nhìn chắc chắn về nguyên nhân gốc rễ và các hành động cụ thể cần thiết để cải thiện nhanh chóng, có thể đo lường được và bền vững liên quan đến cơ sở công nghiệp của Mỹ".

NDIS đến quá muộn

Báo Mỹ dẫn lời David T. Pyne cho rằng "Chiến lược Công nghiệp Quốc phòng Quốc gia của chính quyền Biden đã quá hạn từ lâu".

Ông nhấn mạnh rằng cuộc xung đột ở Ukraine "đã bộc lộ một số thiếu sót nghiêm trọng không chỉ trong kho vũ khí đạn dược và đạn pháo dẫn đường chính xác của Mỹ mà còn ở khả năng cơ sở công nghiệp quốc phòng của Mỹ sản xuất chúng với tốc độ đủ để cung cấp cho quân đội Mỹ và đồng minh trong một cuộc xung đột lớn".

Pyne nhớ lại các cuộc tập trận gần đây của Mỹ, mà theo ông, cho thấy Washington sẽ cạn kiệt đạn dược dẫn đường chính xác tầm xa trong một cuộc xung đột cường độ cao trong vòng chưa đầy một tuần. Ngoài ra, vị quan chức này tiếp tục, Mỹ đang cố gắng hết sức để "bắt kịp nhu cầu về đạn pháo 155 mm của Ukraine và đang nỗ lực đẩy mạnh sản xuất lên mức cao hơn".

"Mặc dù vậy, với tốc độ hiện tại, Mỹ sẽ phải mất vài năm để khôi phục lại kho vũ khí đã cạn kiệt như đạn pháo 155 mm, hệ thống tên lửa phòng không cầm tay Stinger và một số hệ thống vũ khí khác cung cấp cho Ukraine trong cuộc chiến ủy nhiệm của Mỹ", theo chuyên gia.

Ông nhấn mạnh rằng NDIS "sẽ mất nhiều năm để thực hiện và theo quan điểm của ông, chiến lược này "không đủ đáp ứng nhu cầu quốc phòng của Mỹ".

Quan chức này cho biết thêm rằng ông có một số nghi ngờ về mức độ hiệu quả của chiến lược mới, do "sức mạnh quân sự Mỹ tiếp tục suy yếu" dưới thời Tổng thống Biden.

David T. Pyne kêu gọi Bộ Quốc phòng cần tập trung vào chiến lược và bảo vệ quê hương thay vì chỉ chú ý vào việc viện trợ vũ khí, phương tiện quân sự cho đồng minh và đối tác nước ngoài như hiện nay.

Ông nhấn mạnh rằng việc xem xét lại tiềm năng phòng thủ tên lửa của Mỹ không thể được thực hiện nếu không rút quân Mỹ khỏi Đông Âu và Trung Đông.

Clip Su-25 Nga tấn công lực lượng Ukraine tại Donetsk hôm 19/1.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ