Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của Tháp Bánh Ít giữa lòng Bình Định

GD&TĐ - Di tích Tháp Bánh Ít tại thôn Đại Lễ (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước) là di sản mang đậm dấu ấn Chămpa cổ giữa lòng Bình Định. 

Tháp Bánh Ít tại tỉnh Bình Định. Ảnh: Hoàng Vinh.
Tháp Bánh Ít tại tỉnh Bình Định. Ảnh: Hoàng Vinh.

Tháp Bánh Ít được xây dựng cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII, thuộc Vương triều Chăm pa cổ.

Đây là một nhóm tháp đại diện cho giai đoạn chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định, kết hợp hài hòa hai vẻ đẹp của hai xu thế: Nhịp nhàng, trang nhã và khỏe khoắn, hoành tráng của kiến trúc Chăm pa.

Tháp Bánh Ít cũng là quần thể tháp có số lượng nhiều nhất gồm 4 tháp: Đền thờ chính hay còn gọi là tháp Chính (Kalan), tháp Cổng (Gopura), tháp Lửa (Kosagrha), tháp Bia (Posah). Nơi đây xưa là trung tâm của ba thành cổ Chăm pa vương triều Vijaya: Thành Thị Nại, thành Cha và thành Đồ Bàn, với hoạt động kinh tế (gốm cổ Vijaya) và trung tâm thương mại (Cảng Thị Nại).

Tháp Bánh Ít là quần thể kiến trúc độc đáo, có giá trị nghệ thuật cao và được xem là kiệt tác trong nghệ thuật kiến trúc Chăm pa. Ảnh: Hoàng Vinh.

Tháp Bánh Ít là quần thể kiến trúc độc đáo, có giá trị nghệ thuật cao và được xem là kiệt tác trong nghệ thuật kiến trúc Chăm pa. Ảnh: Hoàng Vinh.

Tháp Cổng (Gopura) nằm ở phía Đông có hình dáng và cấu trúc như tháp Chính, nhưng nhỏ hơn, ít chi tiết hơn. Tháp là một kiến trúc bằng gạch, cao 13m, xây dựng trên bình đồ hình vuông, mỗi cạnh dài 7m. Ảnh: Hoàng Vinh.

Tháp Cổng (Gopura) nằm ở phía Đông có hình dáng và cấu trúc như tháp Chính, nhưng nhỏ hơn, ít chi tiết hơn. Tháp là một kiến trúc bằng gạch, cao 13m, xây dựng trên bình đồ hình vuông, mỗi cạnh dài 7m. Ảnh: Hoàng Vinh.

Vì có chức năng làm cổng dẫn vào khu đền tháp nên tháp có 2 cửa thông nhau theo hướng Đông – Tây và nằm cùng trục thẳng với cửa tháp chính trên đỉnh đồi. Ảnh: Hoàng Vinh.

Vì có chức năng làm cổng dẫn vào khu đền tháp nên tháp có 2 cửa thông nhau theo hướng Đông – Tây và nằm cùng trục thẳng với cửa tháp chính trên đỉnh đồi. Ảnh: Hoàng Vinh.

Vòm cửa chính giống hình mũi lao có nhiều lớp liên tiếp vút lên cao, hai mặt còn lại là cửa giả có kích thước và vòm được mô phỏng giống cửa thật. Quanh chân tháp có những rãnh dọc được soi lõm, tạo thành những cột ốp có dáng cao vút, thanh thoát nhẹ nhàng. Ảnh: Hoàng Vinh.

Vòm cửa chính giống hình mũi lao có nhiều lớp liên tiếp vút lên cao, hai mặt còn lại là cửa giả có kích thước và vòm được mô phỏng giống cửa thật. Quanh chân tháp có những rãnh dọc được soi lõm, tạo thành những cột ốp có dáng cao vút, thanh thoát nhẹ nhàng. Ảnh: Hoàng Vinh.

Diềm mái tháp hơi nhô ra nâng toàn bộ ba tầng mái, trang trí đơn giản nhưng khỏe khoắn. Phần móng tháp và thân tháp cách nhau một lớp đá ong. Họa tiết trang trí phần chân đế là những cột trụ kép tạc hình cánh hoa kép cách điệu đối xứng qua thân. Ảnh: Hoàng Vinh.

Diềm mái tháp hơi nhô ra nâng toàn bộ ba tầng mái, trang trí đơn giản nhưng khỏe khoắn. Phần móng tháp và thân tháp cách nhau một lớp đá ong. Họa tiết trang trí phần chân đế là những cột trụ kép tạc hình cánh hoa kép cách điệu đối xứng qua thân. Ảnh: Hoàng Vinh.

Tháp Bia (Posah) nằm cách tháp Cổng 22m về hướng Nam, tháp có chiều cao hơn 10m, bình đồ hình vuông. Tháp Bia có 4 mặt đều trổ cửa theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Ảnh: Hoàng Vinh.

Tháp Bia (Posah) nằm cách tháp Cổng 22m về hướng Nam, tháp có chiều cao hơn 10m, bình đồ hình vuông. Tháp Bia có 4 mặt đều trổ cửa theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Ảnh: Hoàng Vinh.

Bộ mái tháp khá đặc biệt, khác hẳn với những tháp Chàm thường gặp, các tầng mái thu nhỏ dần về phía trên. Mỗi tầng đều có một hàng bầu lọ thể hiện theo lối thắt giữa, phình 2 đầu, trông xa như những quả bầu nậm nằm sát nhau nên còn được gọi là Tháp Bầu Rượu. Ảnh Hoàng Vinh.

Bộ mái tháp khá đặc biệt, khác hẳn với những tháp Chàm thường gặp, các tầng mái thu nhỏ dần về phía trên. Mỗi tầng đều có một hàng bầu lọ thể hiện theo lối thắt giữa, phình 2 đầu, trông xa như những quả bầu nậm nằm sát nhau nên còn được gọi là Tháp Bầu Rượu. Ảnh Hoàng Vinh.

Tháp Bia nhà che bia là kiến trúc thường có mặt trong bố cục đền – tháp lớn của một vùng, trong tháp thường có bia ký ghi lại công trạng của các vị vua và các vị thần linh được thờ trong không gian thiêng này, rất tiếc là tấm bia trong ngôi tháp này hiện không còn. Ảnh: Hoàng Vinh.

Tháp Bia nhà che bia là kiến trúc thường có mặt trong bố cục đền – tháp lớn của một vùng, trong tháp thường có bia ký ghi lại công trạng của các vị vua và các vị thần linh được thờ trong không gian thiêng này, rất tiếc là tấm bia trong ngôi tháp này hiện không còn. Ảnh: Hoàng Vinh.

Vẻ đẹp của tháp Bia. Ảnh: Hoàng Vinh.

Vẻ đẹp của tháp Bia. Ảnh: Hoàng Vinh.

Tháp Chính (Kalan) nằm trên đỉnh đồi là ngôi tháp lớn và cao nhất trong 4 tháp hiện còn lại trong khu di tích. Tháp cao khoảng 29,6m có bình đồ hình vuông, mỗi cạnh dài 12m, độ dày của tường tháp là 3m, trong lòng tháp mỗi cạnh dài 5,5m. Ảnh: Hoàng Vinh.

Tháp Chính (Kalan) nằm trên đỉnh đồi là ngôi tháp lớn và cao nhất trong 4 tháp hiện còn lại trong khu di tích. Tháp cao khoảng 29,6m có bình đồ hình vuông, mỗi cạnh dài 12m, độ dày của tường tháp là 3m, trong lòng tháp mỗi cạnh dài 5,5m. Ảnh: Hoàng Vinh.

Giống như các tháp Chăm pa khác ở Bình Định, tháp Chính có 4 cửa trong đó một cửa chính quay về hướng Đông Nam, ba mặt còn lại là 3 cửa giả. Cửa chính được xây dựng nhô ra khỏi mặt tường tháp 2m, bề rộng cửa 2m, vòm đỉnh cửa vút lên thành hình mũi lao, chính giữa vòm có phù điêu mặt Kala. Ảnh: Hoàng Vinh.

Giống như các tháp Chăm pa khác ở Bình Định, tháp Chính có 4 cửa trong đó một cửa chính quay về hướng Đông Nam, ba mặt còn lại là 3 cửa giả. Cửa chính được xây dựng nhô ra khỏi mặt tường tháp 2m, bề rộng cửa 2m, vòm đỉnh cửa vút lên thành hình mũi lao, chính giữa vòm có phù điêu mặt Kala. Ảnh: Hoàng Vinh.

Diềm mái vòm là một băng phù điêu hình khỉ thần Hanuman đang múa. Các cửa giả được xây nhô ra ít hơn, phía trên cũng có mặt Kala, diềm mái vòm tạc phù điêu Gajasimha. Ảnh: Hoàng Vinh.

Diềm mái vòm là một băng phù điêu hình khỉ thần Hanuman đang múa. Các cửa giả được xây nhô ra ít hơn, phía trên cũng có mặt Kala, diềm mái vòm tạc phù điêu Gajasimha. Ảnh: Hoàng Vinh.

Tháp chính có hình năm cột dọc, rãnh kép, vừa làm cho tường vững chãi, vừa tạo dáng thanh thoát. Ba tầng mái nhỏ dần về phía đỉnh, các tháp góc nhô vút lên, diềm mái được trang trí bằng những hoa văn hình chữ U uốn lượn liên hoàn bằng chất liệu đá sa thạch. Ảnh: Hoàng Vinh.

Tháp chính có hình năm cột dọc, rãnh kép, vừa làm cho tường vững chãi, vừa tạo dáng thanh thoát. Ba tầng mái nhỏ dần về phía đỉnh, các tháp góc nhô vút lên, diềm mái được trang trí bằng những hoa văn hình chữ U uốn lượn liên hoàn bằng chất liệu đá sa thạch. Ảnh: Hoàng Vinh.

Ở các tầng mái ngoài hệ thống cột và cửa giả còn có những bức trang trí hoa văn. Tầng 1, ở phía Nam tạc hình sư tử, phía Tây và Đông bố trí bò thần Nandin, phía Bắc thể hiện mặt Kala nhìn thẳng. Trên các khám thờ nổi bật những hình tượng mặt Kala đang trong tư thế ngoạm rắn Naga, bên trong các khám thờ khi xưa còn có những tượng thờ bằng đá. Ảnh: Hoàng Vinh.

Ở các tầng mái ngoài hệ thống cột và cửa giả còn có những bức trang trí hoa văn. Tầng 1, ở phía Nam tạc hình sư tử, phía Tây và Đông bố trí bò thần Nandin, phía Bắc thể hiện mặt Kala nhìn thẳng. Trên các khám thờ nổi bật những hình tượng mặt Kala đang trong tư thế ngoạm rắn Naga, bên trong các khám thờ khi xưa còn có những tượng thờ bằng đá. Ảnh: Hoàng Vinh.

Chóp của tháp Chính nhìn từ bên trong. Ảnh: Hoàng Vinh.

Chóp của tháp Chính nhìn từ bên trong. Ảnh: Hoàng Vinh.

Từ tháp Chính nhìn xuống tháp Cổng. Ảnh: Hoàng Vinh.

Từ tháp Chính nhìn xuống tháp Cổng. Ảnh: Hoàng Vinh.

Đỉnh chóp phía trước của tháp Chính. Ảnh: Hoàng Vinh.

Đỉnh chóp phía trước của tháp Chính. Ảnh: Hoàng Vinh.

Trong lòng tháp Chính có đặt tượng thần Shiava được phục chế năm 2013 theo nguyên mẫu hiện vật gốc đang được trưng bày tại bảo tàng Guimet (Pháp), tượng cao 1,54m, rộng 1,06, dày 0,56m là một trong những tác phẩm điêu khắc Chăm pa có niên đại sớm nhất ở Bình Định và thuộc phong cách nghệ thuật điêu khắc Chánh lộ (cuối thế kỷ XI). Ảnh: Hoàng Vinh.

Trong lòng tháp Chính có đặt tượng thần Shiava được phục chế năm 2013 theo nguyên mẫu hiện vật gốc đang được trưng bày tại bảo tàng Guimet (Pháp), tượng cao 1,54m, rộng 1,06, dày 0,56m là một trong những tác phẩm điêu khắc Chăm pa có niên đại sớm nhất ở Bình Định và thuộc phong cách nghệ thuật điêu khắc Chánh lộ (cuối thế kỷ XI). Ảnh: Hoàng Vinh.

Tháp lửa (Kosagrha) ngôi tháp này không được xây dựng trên bình đồ vuông như những ngôi tháp khác mà được xây dựng trên bình đồ hình chữ nhật. Ảnh: Hoàng Vinh.

Tháp lửa (Kosagrha) ngôi tháp này không được xây dựng trên bình đồ vuông như những ngôi tháp khác mà được xây dựng trên bình đồ hình chữ nhật. Ảnh: Hoàng Vinh.

Chiều dài 12m, rộng 5m, chiều cao của tháp lửa khoảng 10m. Trong ảnh là tháp Chính (bên phải) và tháp Lửa (bên trái). Ảnh: Hoàng Vinh.

Chiều dài 12m, rộng 5m, chiều cao của tháp lửa khoảng 10m. Trong ảnh là tháp Chính (bên phải) và tháp Lửa (bên trái). Ảnh: Hoàng Vinh.

Phần mái của tháp Lửa. Ảnh: Hoàng Vinh.

Phần mái của tháp Lửa. Ảnh: Hoàng Vinh.

Tháp Lửa, đây là nơi chuẩn bị đồ tế lễ trước khi mang vào tháp Chính để tổ chức nghi lễ tôn giáo. Ảnh: Hoàng Vinh.

Tháp Lửa, đây là nơi chuẩn bị đồ tế lễ trước khi mang vào tháp Chính để tổ chức nghi lễ tôn giáo. Ảnh: Hoàng Vinh.

Tháp Chính và Tháp Lửa. Ảnh: Hoàng Vinh,

Tháp Chính và Tháp Lửa. Ảnh: Hoàng Vinh,

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ