(GD&TĐ)-“Rồng trên cổ vật” là chuyên đề trưng bày đầu tiên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia giới thiệu tới công chúng trong năm 2012. Đây cũng là linh vật đầu tiên "xông đất" cho bảo tàng trong năm Nhâm Thìn.
Ấm vàng trang trí rồng, mây (năm 1802 -1945) |
Triển lãm trưng bày hơn 60 hiện vật, có niên đại từ văn hóa Đông Sơn (khoảng thế kỷ 7 trước CN đến thế kỷ 1,2 sau CN) đến đầu thế kỷ 20, nhằm giới thiệu hình tượng rồng trong suốt tiến trình lịch sử Việt Nam.
Rồng thời Lê (thế kỷ XV) không nhất thiết là một con vật mình dài như rắn uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Thân rồng lượn hai khúc lớn, chân có năm móng sắc nhọn quắp lại dữ tợn. Rồng thời Lê tượng trưng cho quyền uy phong kiến.
Rồng thời Trịnh - Nguyễn vẫn còn đứng đầu trong bộ tứ linh nhưng đã được nhân cách hóa, được đưa vào đời thường như hình rồng mẹ có bầy rồng con quây quần, rồng đuổi bắt mồi, rồng trong cảnh lứa đôi. Rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ...
Một hình ảnh hiện vật tại trưng bày:
Ấn vàng "Khâm văn chi tỷ" - năm Minh Mệnh thứ 8 (1827) |
Trang trí kiến trúc trên chất nung (thế kỷ XV) |
Đỉnh đắp nổi rồng và nghê (năm 1736) |
Một số hiện vật cổ khác:
Hiếu Nguyễn