Chiếc nhẫn vô hình

Chiếc nhẫn vô hình
Chiếc nhẫn vô hình ảnh 1
"Ở chỗ chúng tôi làm gì có chiếc nhẫn nào!"

Khi được đài truyền hình phỏng vấn, giám đốc viện bảo tàng đã trả lời: “13 món bị đánh cắp đều được xếp vào hạng mục tài sản quý giá nhất của viện bảo tàng, đặc biệt là chiếc nhẫn ngọc bích có một không hai trên thế giới, ngay cả những chuyên gia sưu tầm châu báu sành sỏi nhất cũng không bao giờ sở hữu được nó, nhưng giờ thì nó đã lọt ra ngoài mất rồi!” Ông lớn tiếng nhắc đi nhắc lại: “Chiếc nhẫn ngọc bích đó rất quý, giá trị của nó phải nói là vô cùng lớn!”

Vài ngày sau khi đài truyền hình phát sóng buổi phỏng vấn này, cảnh sát đã phá được vụ án, tóm gọn cả băng cướp.

Băng cướp tuy đã lên kế hoạch tận tường, không để lại dấu vết gì, nhưng do nội bộ bất hòa, chống đối nhau nên cuối cùng bại lộ. Một tên trong bọn bị thương, nằm trên giường đã cung khai hết mọi chuyện:

“Lúc ấy tôi và một người nữa cùng đột nhập vào, chúng tôi chỉ cuỗm đi 12 bức tranh chứ không hề đánh cắp chiếc nhẫn nào cả, nhưng mấy tên đứng canh bên ngoài không tin, cứ buộc chúng tôi phải đưa chiếc nhẫn ấy ra, ngay cả cái thằng cùng vào với tôi cũng cho rằng tôi đã ẵm trọn một mình”. Anh ta khổ sở phân trần: “Tôi không lấy! Tôi không lấy! Mọi người phải tin tôi chứ!”

“Tôi tin anh!” Giám đốc viện bảo tàng nói sau khi nhận lại đủ 12 bức tranh. Ông mỉm cười, mắt lấp lánh: “Cảm ơn Thượng đế, 12 bức tranh đã trở về nguyên vẹn. Còn chiếc nhẫn hả? Ở chỗ chúng tôi làm gì có chiếc nhẫn nào! Chẳng qua tôi nhất thời nói nhầm đấy thôi”.

Người ta luôn tin vào lời nói của chính nhân chứ không hề tin lời kẻ bất chính.

Phương Hà (St)

Các tân sinh viên Huế tự sắm đồ đạc, dọn dẹp phòng trọ và bắt đầu nhập cuộc với môi trường mới.

Hành trình tự lập của tân sinh viên

GD&TĐ - Rời xa gia đình đến với TP Huế học tập, nhiều tân sinh viên đã bắt đầu trang bị cho mình năng lực tự học, sớm thích nghi với cuộc sống tự lập.
Sinh viên thực hành nghề điện tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc.

Khởi sắc tuyển sinh trường nghề

GD&TĐ - Mới chỉ giữa tháng 9, nhiều trường cao đẳng, trung cấp nghề tại Nghệ An đang “về đích” tuyển sinh năm 2023, thậm chí có nơi đã hết chỉ tiêu.