Chiếc Challenger thứ 2 bị hỏa thiêu trên chiến trường

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Lực lượng Nga tiếp tục gây bất ngờ khi tuyên bố chiếc xe tăng Challenger 2 đã bị tên lửa chống tăng Kornet Nga phá hủy ở vùng Zaporozhye.

Xe tăng Challenger 2 bị phá hủy.
Xe tăng Challenger 2 bị phá hủy.

Không còn là bất khả chiến bại

Tuyên bố được lãnh đạo Zaporozhye thân Nga Vladimir Rogov cho biết hôm 9/9, chiếc xe tăng Challenger 2 thứ hai đã bị các binh sĩ thuộc Trung đoàn 104 thuộc Lữ đoàn tấn công đường không cận vệ 76 thuộc Lực lượng Dù Nga đánh trúng.

"Cuộc săn lùng xe tăng Anh sản xuất đang được thực hiện, số phận của chúng thảm hại. Chúng cũng cháy rụi như tất cả các thiết bị còn lại của phương Tây được giao cho Kiev.

Ví dụ, chiếc xe tăng Challenger 2 thứ hai trên mặt trận Zaporozhye đã bị trúng một phát bắn từ hệ thống tên lửa chống tăng Kornet do Nga sản xuất", Rogov cho biết.

Đây là lần thứ 2 Ukraine mất xe tăng Challenger 2 trên chiến trường, cũng là lần 2 chiếc Challenger 2 bị tên lửa Kornet Nga phá hủy hoàn toàn kể từ khi được Anh đưa vào biên chế cách đây gần 30 năm.

Theo chuyên gia quân sự Nga Andrei Dergalin, việc Challenger 2 tiếp tục là nạn nhân của Kornet cho thấy hiện chỉ có dòng tên lửa chống tăng này đủ sức biến 'siêu tăng' Challenger 2 thành sắt vụn.

Tại Zaporozhye, Kornet đã khiến lực lượng Kiev mất rất nhiều xe tăng và xe bọc thép, bao gồm xe tăng Leopard do Đức sản xuất, xe chiến đấu bộ binh Bradley do Mỹ sản xuất và giờ đến lượt Challenger 2 do Anh cung cấp cho Ukraine.

Kornet tốt như thế nào?

Kornet có tên đầy đủ là 9M133 Kornet, một hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển di động có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly lên tới 5.500 mét, với đầu đạn song song có khả năng xuyên thủng khoảng 1.200mm áo giáp của xe tăng.

Phiên bản sửa đổi Kornet-D, thường được lắp trên xe, thậm chí còn có nhiều đặc điểm ấn tượng hơn, với tên lửa có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới 10.000 mét và xuyên qua lớp giáp dày tới 1.300 mm.

Tên lửa Kornet được thiết kế để đánh bại áo giáp phản ứng nổ được sử dụng bởi xe tăng hiện đại, trong khi một tính năng đặc biệt của hệ thống vũ khí này cũng giúp nó có khả năng vượt qua các hệ thống bảo vệ tích cực của đối phương:

Hai tên lửa có thể được bắn liên tiếp, do đó khiến đối phương có rất ít thời gian để đối phó nhằm vào mối đe dọa thứ hai. Ngoài vai trò là vũ khí săn xe tăng hiệu quả, Kornet còn có thể được sử dụng để phá hủy các tòa nhà và công sự.

Giá tên lửa Kornet

Giá của một quả tên lửa Kornet được các phương tiện truyền thông ước tính vào khoảng 26.000 USD mỗi quả vào năm 2019, điều này khiến nó trở thành một món hời thực sự khi một quả tên lửa như vậy có thể hạ gục một chiếc xe tăng Abrams hay Challenger 2 trị giá gần 10 triệu USD.

Javelin có tốt hơn Kornet?

Sự khác biệt chính giữa Kornet và một trong những đối thủ phương Tây của nó, hệ thống tên lửa chống tăng di động FGM-148 Javelin do Mỹ sản xuất đó là hệ thống dẫn đường:

Trong khi tên lửa Kornet được dẫn đường bằng laser và yêu cầu module nhắm mục tiêu của hệ thống để giữ mục tiêu trong tầm ngắm của nó cho đến khi trúng đích, Javelin là một loại vũ khí "bắn và quên" có tên lửa tự nhắm vào mục tiêu.

Điều đó nói rằng, Kornet có tầm bắn lớn hơn Javelin (5.500 mét so với khoảng 2.500 mét) và có thể xuyên qua lớp giáp dày hơn, chưa kể rằng tên lửa Kornet cũng có thể được sử dụng không chỉ để chống lại xe bọc thép mà còn chống lại các công sự.

Chuyên gia Mỹ nói gì?

Theo đánh giá của chuyên gia Guy McCardle của tạp chí quân sự SOFREP (Mỹ), với sự vượt trội cả về tầm bắn và khả năng xuyên phá, tên lửa Kornet mạnh hơn hẳn Javelin Mỹ cung cấp cho Quân đội Ukraine.

Theo Guy McCardle, các hệ thống tên lửa chống tăng của Nga, đặc biệt là Kornet đã dễ dàng đốt cháy xe tăng phương Tây cung cấp cho Ukraine khi đối đầu.

"Các thợ săn xe tăng của Nga trong xung đột với Ukraine, đáng sợ nhất là tổ hợp Kornet. Chúng có thiết kế bên ngoài gần tương đương với Javelin của người Mỹ nhưng có tầm bắn và hiệu quả lớn hơn nhiều", chuyên gia Mỹ nói.

Vị chuyên gia này cho biết thêm, Javelin được thiết kế để tiêu diệt xe tăng chiến đấu chủ lực và xe bọc thép, đã được Quân đội Mỹ phát triển và sử dụng cách đây hơn hai thập kỷ, nó có tầm bắn hiệu quả từ 2,5 - 3km.

Ngoài ra, chuyên gia Mỹ còn cho rằng những tên lửa Javelin Mỹ cung cấp cho Ukraine đang gần hết thời hạn sử dụng. Do đó hiệu suất của vũ khí này nói một cách nhẹ nhàng là khó lòng đáp ứng đòi hỏi về chất lượng.

Clip Challenger 2 bị tên lửa Kornet phá hủy

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ngành chức năng địa phương hỗ trợ người dân dập lửa.

Cháy 5 căn nhà ở Cà Mau

GD&TĐ - Trên địa bàn xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) vừa xảy ra vụ hỏa hoạn làm cháy 5 căn nhà.