Chia sẻ kinh nghiệm phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi ở một tỉnh miền núi

GD&TĐ - Ngày 16/3, Hội thảo Nâng cao chất lượng công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS, THPT, được tổ chức trực tuyến ở 9 điểm cầu huyện, thị, thành phố tại Yên Bái.

Các đại biểu tại điểm cầu TP Yên Bái
Các đại biểu tại điểm cầu TP Yên Bái

Đây được coi như một "Hội nghị Diên Hồng" về phát hiện bồi dưỡng HS giỏi tỉnh Yên Bái với đầy đủ các cấp lãnh đạo Sở GD&ĐT, Hội khuyến học, các phòng GD&ĐT, các trường THPT, THCS và đặc biệt là những giáo viên đang trực tiếp đứng lớp bồi dưỡng học sinh giỏi. Các thầy cô cùng đến để hiến kế, nghe về kinh nghiệm hay và phương pháp đúng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp. 

Giai đoạn 2015 - 2020, chất lượng giáo dục mũi nhọn của Yên Bái có nhiều chuyển biến tích cực. Yên Bái có 119 giải quốc gia, 2 giải quốc tế, 3.000 giải học sinh giỏi cấp tỉnh. Kết quả này thể hiện sự cố gắng rất lớn của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục; sự nỗ lực phấn đấu không ngừng trong học tập, rèn luyện của các em học sinh ở tất cả các cấp học. 

Các hoạt động đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao chắt lượng dạy – học được đẩy mạnh triển khai. Các nhà trường đã đưa ra các biện pháp quản lý dạy học thiết thực, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá, thi học sinh giỏi các cấp; rà soát, phân loại đối tượng học sinh; tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên bồi dưỡng đội tuyển; đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng cho giáo viên, học sinh đạt thành tích cao tại các kỳ thi học sinh giỏi... 

Đặc biệt trong đó là công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi có nhiều đổi mới. Các nhà trường đã tuyển chọn các học sinh có tố chất, năng khiếu để thành lập các lớp học sinh nguồn. Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh, Sở GD&ĐT, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành đã mời chuyên gia giỏi từ các trường đại học để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên sâu về bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia cho giáo viên Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành và giáo viên cốt cán cấp tỉnh dạy đội tuyển. 

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế. Nhiều trường chưa tích cực, chưa phát huy hết tiềm năng của đội ngũ giáo viên trong bồi dưỡng học sinh giỏi; số lượng học sinh đạt giải quốc gia, khu vực và quốc tế còn ít, chưa bền vững, chưa đồng đều giữa các môn; việc gắn kết đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi với công tác đổi mới dạy và học còn hạn chế.

Tham luận tại Hội thảo, nhiều thầy cô giáo đã đã đưa ra ý kiến thiết thực, mang tính xây dựng cao, trong đó đặc biệt nhấn mạnh giữ vững và làm tốt phong trào dạy tốt - học tốt. Thầy cô và các nhà quản lý cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần phải có sự quan tâm của các cấp chính quyền và người dân, để cùng chung tay phát triển bồi dưỡng, gây dựng nên phong trào dạy tốt học tốt, hướng đến bồi dưỡng học sinh giỏi ở các địa phương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.