Tại buổi gặp mặt, giao lưu với giảng viên, sinh viên trường Đại học Kinh tế - Huế (DHKT) - Đại học Huế, bên cạnh việc chia sẻ về con đường học vấn và các công trình nghiên cứu của mình, GS. Kydland đã trao đổi thêm với giảng viên và sinh viên về quan điểm của mình về chính sách kinh tế và tăng trưởng bền vững
Giáo sư Finn Kydland kể lại ông và đồng sự đã nghiên cứu và xây dựng mô hình kinh tế vĩ mô theo hướng khác, cho thấy những dao động kinh tế vĩ mô rất giống với tăng tiêu dùng, đầu tư và thu nhập quốc dân thực tế. Nhiều ngân hàng trung ương, các tổ chức tài chính và các tổ chức quốc tế đã dùng mô hình này để đánh giá những ảnh hưởng do thay đổi chế độ chính sách kinh tế, những dự báo trước về chu kỳ kinh doanh đã bắt đầu phân tích các hiện tượng có tính chu kỳ.
Giáo sư Finn Kydland tại buổi nói chuyện với giảng viên, sinh viên Trường Đại học Kinh tế Huế |
Theo giáo sư Finn Kydland, ông nhận thấy kinh tế học hiện đại hiện đang thiên về toán học với việc sử dụng rất nhiều kiến thức, công cụ toán nên ông cho rằng các chương trình đào tạo ngành kinh tế nên tập trung vào toán nhiều hơn và giảm các môn kinh tế học. Giáo sư Kydland chỉ rõ kinh tế học hành vi đang là lĩnh vực rất thú vị, và sẽ có rất nhiều vấn đề, hướng nghiên cứu của ngành này trong thời gian tới.
Tuy nhiên, GS Kydland ở phần lớn các khu vực trên thế giới hiện nay, môi trường kinh doanh đều có chung một đặc điểm là tính bất định chưa từng xảy ra trong nhiều thập niên qua. Lý do chính là sự thiếu rõ ràng trong công tác hoạch định chính sách kinh tế., trong thời gian dài hạn các quốc gia đang trở nên thịnh vượng hơn, điều này được đánh giá dựa trên khía cạnh thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, mức độ nghèo đói thấp hơn, và như vậy, giảm các trở ngại trong việc duy trì năng suất cao, tăng khả năng sản xuất và nâng cao năng suất.
GS Kydland cho rằng, để đưa các quyết định thúc đẩy tăng trưởng quan trọng như hoạt động đổi mới sáng tạo, đầu tư vào khả năng sản xuất mới, lựa chọn thị trường… GS Kydland cho rằng, để đưa các quyết định thúc đẩy tăng trưởng quan trọng như hoạt động đổi mới sáng tạo, đầu tư vào khả năng sản xuất mới, lựa chọn thị trường… một các chính xác thì đòi hỏi phải có sự đánh giá và phán đoán về môi trường chính sách trong tương lai. Những chính sách quan trọng đó bao gồm chính sách thuế, chi tiêu và chính sách nợ, mức độ hạn chế thương mại và các quy định môi trường nói chung.
Nhiều giảng viên, sinh viên ĐH Kinh tế Huế đã thể hiện sự ngưỡng mộ của mình dành cho vốn kiến thức sâu rộng và những thành tựu kinh tế của GS. Kydland và đã đưa ra nhiều câu hỏi như bí quyết nào để GS có thể đạt được những thành công của ngày hôm nay? Và GS có thể cho giới trẻ VN vài lời khuyên để họ có thể đóng góp thêm cho đất nước?
Đáp trả lại thắc mắc trên, GS Kydland đã khẳng định rằng chính phương pháp dạy ở trường ĐH Carneige Mellon đã giúp ông phát triển kỹ năng phân tích: "Giảng viên rất ít tập trung vào việc phân tích văn học mà thay vào đó, họ khuyến khích sinh viên thực hiện những bài nghiên cứu càng sớm càng tốt. Tôi và Prescott đã rất may mắn khi tìm ra câu trả lời cho một câu hỏi rất đáng quan tâm và hữu dụng trong tương lai”.
PGS. TS Trần Văn Hòa – Hiệu trưởng Trường ĐHKT Huế cho biết: Đây là một vinh dự rất lớn và đáng ghi nhận trong lịch sử phát triển của nhà trường. Đặc biệt buổi nói chuyện hôm nay của GS Finn E. Kydland đã tạo ra những ước mơ, hoài bão, giúp các giảng viên, sinh viên có điều kiện học hỏi, trao dồi thêm kiến thức, trích lũy kinh nghiệm để vươn tới những thành công trong học tập cũng như giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Giáo sư Finn Kydland (SN 1943) là người Na Uy, Ông hiện là Giáo sư kinh tế mang tên Henley tại Đại học California, Santa Barbara - Hoa Kỳ. Năm 2004 GS Finn E. Kydland cùng với GS Edward Prescott đồng đoạt giải Nobel Kinh tế cho những đóng góp của họ về "kinh tế vĩ mô động: thời gian nhất quán của các chính sách kinh tế và động lực thúc đẩy chu kỳ kinh doanh”. Hai giáo sư đã có những đóng góp quan trọng cho hai lĩnh vực nghiên cứu kinh tế vĩ mô có liên quan mật thiết với nhau. Cả hai lĩnh vực nghiên cứu của GS Finn E.
Kydland và GS Edward Prescott đã cung cấp những điểm quan trọng như: Kinh tế vĩ mô được coi là hệ thống động, nơi mà các chủ thể kinh tế (tư nhân) và các cơ quan hoạch định chính sách nhà nước ra các quyết định dựa trên tính hợp lý, hướng tới tương lai và có mối tương quan với nhau; Đưa ra một cách nhìn mới về chính sách Kinh tế vĩ mô tốt, dẫn đến việc xem lại và cải tổ các cơ quan hoạch định chính sách cũng như các phương pháp của chính sách bình ổn.