Chi trả cho trọng tài tại SEA Games: đủ kinh phí, chỉ còn một số vướng mắc về thủ tục

GD&TĐ - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã trả lời vấn đề đại biểu quan tâm về vướng mắc thủ tục trong việc chi cho trọng tài làm nhiệm vụ tại SEA Games.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Trả lời câu hỏi của đại biểu về việc chi cho trọng tài làm nhiệm vụ tại SEA Games, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, việc tổ chức SEA Games được lãnh đạo Đảng, Nhà nước rất quan tâm.

Tổng kinh phí chi cho tổ chức SEA Games đã được Quốc hội quyết định. Trong đó, Bộ Văn hóa, Thể thao là một trong những đơn vị thụ hưởng, cùng một số bộ, ngành địa phương khác thực hiện nhiệm vụ.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dành một phần kinh phí chi trả cho những người làm trọng tài, quan chức kỹ thuật của nước ngoài. Số lượng thực hiện nhiệm vụ này có 1200 người. Theo thông lệ quốc tế, những người này sẽ được nhận tiền bằng một trong hai hình thức: chuyển khoản hoặc tiền mặt tùy theo quy định của nước chủ nhà.

Theo quy định của luật pháp hiện hành, tại Thông tư 13/2017/TT-BTC, Thông tư 62/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính, chi được rút tiền mặt với giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng, theo đó, chúng ta phải chi trả bằng tài khoản. Khi thực hiện nhiệm vụ này đã có một số trọng tài đề nghị cho nhận tiền mặt.

Trước vấn đề đó, Bộ đã báo cáo với Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, trao đổi nhiệm vụ với Bộ trưởng Bộ Tài chính và đã được đồng ý xử lý cho số người nhận tiền mặt vì khó khăn trong thanh toán tài khoản. Số còn lại trả qua tài khoản.

Vì vậy, theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đến thời điểm này có thể nói chúng ta đã có đủ kinh phí, chỉ còn có một số vướng mắc về thủ tục. Hiện Bộ đang giao nhiệm vụ cho Tổng cục Thể dục, Thể thao đôn đốc liên hệ với các trọng tài quốc tế cung cấp các thông tin theo yêu cầu của Kho bạc và của ngân hàng để chuyển đến cho họ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.