Chỉ đạo xử lý sai phạm tại Cụm Công nghiệp Yên Dương

GD&TĐ - UBND huyện Ý Yên giao phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp phòng Kinh tế và Hạ tầng tham mưu xử lý vi phạm tại Cụm Công nghiệp Yên Dương.

Dù chưa được giao đất nhưng Công ty Cổ phần xây dựng hạ tầng Đại Phong đã tự ý xây dựng một số hạng mục công trình tại Cụm Công nghiệp Yên Dương.
Dù chưa được giao đất nhưng Công ty Cổ phần xây dựng hạ tầng Đại Phong đã tự ý xây dựng một số hạng mục công trình tại Cụm Công nghiệp Yên Dương.

UBND huyện Ý Yên mới đây đã có văn bản số 33/KH-UBND về hướng dẫn thực hiện Kết luận thanh tra số 2326/KL-TTCP ngày 29/12/2022 của Tổng Thanh tra Chính phủ.

Trong văn bản, UBND huyện Ý Yên yêu cầu xác định cụ thể lộ trình, thời gian, phương pháp thực hiện đối với các hạn chế, thiếu sót trong Kết luận thanh tra. Từ đó, phân công rõ trách nhiệm thực hiện Kết luận thanh tra của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân tùy theo tính chất, mức độ.

Liên quan đến sai phạm xảy ra tại Cụm Công nghiệp Yên Dương đã nêu trong Kết luận thanh tra, UBND huyện Ý Yên giao phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì tham mưu cho UBND huyện hướng dẫn, đôn đốc, tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất đai, tập trung vào những hạn chế, thiếu sót, sai phạm đã được chỉ ra trong Kết luận.

Bên cạnh đó, chủ trì, phối hợp với phòng Kinh tế và Hạ tầng rà soát tham mưu cho UBND huyện xử lý vi phạm hành chính đối với Chủ đầu tư dự án Cụm Công nghiệp Yên Dương là Công ty Cổ phần xây dựng và hạ tầng Đại Phong về việc xây dựng nhà điều hành, cụm bể nước thải trên ô đất hạ tầng kỹ thuật khi chưa được bàn giao đất theo quy định.

Hướng dẫn Công ty Cổ phần xây dựng và hạ tầng Đại Phong chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót trong việc quản lý, sử dụng đất đối với dự án Cụm Công nghiệp Yên Dương đã được chỉ ra trong Kết luận thanh tra. Thời gian hoàn thành Quý II/2023.

Theo đại diện Công ty Cổ phần xây dựng và hạ tầng Đại Phong, quan điểm của phía công ty sẽ nghiêm chỉnh chấp hành theo đúng quy định của pháp luật.

“Do thời điểm thực hiện dự án vẫn còn vướng mắc về vấn đề giải phóng mặt bằng, kèm theo là khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid nên công ty đã tiến hành thi công trước hạng mục trên ô đất kỹ thuật. Đến nay đã có kết luận từ thanh tra, quan điểm của chúng tôi là nghiêm chỉnh chấp hành khi có quyết định xử phạt”, đại diện Công ty Đại Phong chia sẻ.

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị cũng đã có văn bản giao nhiệm vụ thực hiện đến các đơn vị rà soát và xử lý các vấn đề còn tồn tại.

Trong đó, UBND tỉnh Nam Định giao UBND huyện Ý Yên, Sở TN&MT tỉnh Nam Định và các đơn vị liên quan, tổ chức rà soát lại việc xác định tiền thuê đất theo Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ TN&MT đối với Dự án Đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp Yên Dương theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tính đúng, tính đủ và đúng thời điểm văn bản có hiệu lực pháp luật, tránh thất thoát ngân sách Nhà nước. Thời gian hoàn thành trong quý II/2023.

Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần xây dựng hạ tầng Đại Phong được thành lập vào tháng 1/2004, trụ sở chính đặt tại khu A, thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Công ty đăng ký hoạt động kinh doanh chính là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng.

Cụm công nghiệp Yên Dương thuộc xã Yên Dương, huyện Ý Yên (Nam Định) được thành lập theo Quyết định số 1186/QĐ - UBND ngày 7/6/2018 của UBND tỉnh Nam Định. Cụm công nghiệp này có diện tích giai đoạn I khoảng 50 ha, tổng mức đầu tư giai đoạn I là 426 tỷ đồng.

Còn nhiều vi phạm

Bên cạnh việc xác định sai phạm xảy ra tại cụm công nghiệp Yên Dương, kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ cũng nêu rõ vấn đề về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Theo đó, UBND tỉnh Nam Định chưa kịp thời ban hành quyết định hủy bỏ một số quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư không còn phù hợp.

Sở Xây dựng tỉnh Nam Định chưa thực hiện công bố giá một số vật liệu cho các dự án giao thông, thủy lợi đã có trên thị trường… Công tác lập, phân bổ, thực hiện kế hoạch đầu tư công, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư còn hạn chế thiếu sót, như: Bố trí vốn cao hơn kế hoạch vốn hằng năm, bố trí vốn cho dự án không có trong kế hoạch vốn đầu tư công…

Qua thanh tra 6 dự án đầu tư xây dựng vốn Ngân sách Nhà nước cho thấy vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót, như: Thường trực HĐND tỉnh Nam Định đồng ý chấp thuận chủ trương đầu tư dự án mà không thông qua HĐND tỉnh, áp dụng hình thức quản lý dự án, bố trí nguồn vốn cho dự án chưa phù hợp, chưa ghi rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách, điều chỉnh bổ sung, dự án chưa phù hợp…

Trong công tác quản lý, sử dụng đất, việc phân tích, đánh giá nhu cầu sử dụng đất để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chưa sát thực tế; tính đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chuyên ngành chưa cao, số liệu hiện trạng sử dụng đất của một số huyện chưa đồng bộ việc thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất tỷ lệ thấp.

Bên cạnh đó, một số dự án sử dụng dưới 10 ha đất lúa có văn bản chấp thuận của Thường trực HĐND tỉnh nhưng không có Nghị quyết của HĐND tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất lúa. Ngoài ra, còn có một số dự án đầu tư công sử dụng đất lúa, nhưng chưa xin ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích đất lúa.

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, số lượng các tổ chức, hộ gia đình cá nhân chưa được cấp còn nhiều, đặc biệt là đất nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh cho hộ gia đình, cá nhân.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục; việc xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm ở các huyện, thành phố còn chậm, chưa kiên quyết dẫn đến tình trạng lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất vẫn còn diễn ra.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.

Cốm Làng Vòng được làm từ loại lúa nếp cái hoa vàng và là loại lúa non.

Giữ 'hồn' cho cốm làng Vòng

GD&TĐ - Làng Vòng, thuộc phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) là nơi gắn liền với nghề làm cốm từ nhiều thế kỷ trước.