Nói cách khác, dù bị biến dạng theo bất cứ hình dạng nào, chúng cũng tự động quay lại hình dáng ban đầu dưới tác động của nhiệt độ.
Điểm đặc biệt của hợp kim này là “trí nhớ” của chúng kéo dài rất lâu. Theo giáo sư Manfred Wuttig thuộc ĐH Maryland, thực ra hợp kim tự hồi phục hình dạng đã được phát minh từ lâu, tuy nhiên thường chỉ vận hành tốt khoảng 2 – 3 lần là biến dạng hoàn toàn.
Tuy nhiên, hợp kim mới này có thể chịu cảnh “dãn ra, thụt vào” tới 10 triệu lần khác nhau mà vẫn có thể quay trở lại hình dạng ban đầu. Và để làm được điều đó cũng thật đơn giản, bạn chỉ cần hơ lửa trong vài phút là xong.
Lý giải điều này, các chuyên gia giải thích tất cả là nằm ở cấu tạo nguyên tử trong hợp kim. Theo đó, niken, titan và đồng trong hợp kim mới được sắp xếp theo hai cách khác nhau.
Sau khi biến dạng và được hơ lửa, các nguyên tử sẽ dịch chuyển về trạng thái ban đầu và luân phiên giữa hai cách sắp xếp. Nhờ đó mà tính năng phục hồi vượt trội hơn hẳn so với các hợp kim cùng loại.
Theo các nhà nghiên cứu, trong tương lai, hợp kim này sẽ được áp dụng phổ biến trong việc chế tạo các chi tiết máy bay, tàu vũ trụ hay dùng làm van tim nhân tạo trong phẫu thuật.