Chè Shan tuyết, trúc Púng Luông giúp giảm nghèo bền vững

GD&TĐ - Cây chè Shan tuyết, rừng trúc xanh tươi, cùng các loại hình kinh tế khác đã giúp cho xã Púng Luông, với 99% người dân tộc Mông giảm nghèo bền vững

Chè Shan tuyết, trúc Púng Luông giúp giảm nghèo bền vững.
Chè Shan tuyết, trúc Púng Luông giúp giảm nghèo bền vững.

Tạo sức hấp dẫn

Vào độ tháng 2 đầu tháng 3, xã Púng Luông hấp dẫn du khách với sắc trắng hoa lê cùng những nét văn hóa mang đậm bản sắc của dân tộc Mông.

Những năm gần đây, người dân ở xã Púng Luông đã đưa cây lê tai nung vào trồng. Lê không chỉ là một loại cây ăn quả cho giá kinh tế cao mà còn tạo cảnh quan phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào nơi đây.

Đến nay, toàn xã Púng Luông đã trồng được trên 5ha lê tai nung, trong đó có gần 1ha đã cho thu nhập, bình quân mỗi hecta đạt hơn 100 triệu đồng.

Nằm ở bản Nả Háng Tủa Chử, rừng trúc Púng Luông có tuổi đời hơn 60 năm, rộng hơn 1ha với hàng ngàn cây trúc xanh mọc thẳng tắp.

Rừng trúc Púng Luông cách thị trấn Mù Cang Chải khoảng 20km, đường khó đi nhưng vẫn hấp dẫn du khách vì sự hoang sơ và vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời.

Chính thức đưa vào khai thác du lịch từ tháng 7/2020, rừng trúc Púng Luông và những thửa ruộng bậc thang quanh đó đã tạo sức hút lớn đối với du khách, đây cũng là một trong những nguồn thu giúp người dân địa phương xóa đói giảm nghèo bền vững.

Chè Shan tuyết đã giúp nhiều hộ gia đình người dân tộc Mông giảm nghèo bền vững.

Chè Shan tuyết đã giúp nhiều hộ gia đình người dân tộc Mông giảm nghèo bền vững.

Lù A Câu - chàng trai người Mông là người có công khai phá giá trị của cây chè Shan tuyết.

Sớm nhận ra việc Púng Luông có giống chè ngon, tháng 5/2019, Lù A Câu quyết định đầu tư trên 500 triệu đồng thành lập cơ sở sản xuất chè Shan tuyết Púng Luông.

Tháng 7/2020, chè Shan tuyết Púng Luông trở thành sản phẩm OCOP và thành lập HTX Dịch vụ nông nghiệp Púng Luông. Đến nay chè Shan tuyết đã trở thành một trong những cây chủ lực giúp người dân thoát nghèo.

Dễ làm trước, khó làm sau

Ông Vang Bua Tủa, Chủ tịch UBND xã Púng Luông cho biết, năm 2022, các tổ chức đoàn thể, các bản và nhân dân khẩn trương triển khai thực hiện nhiều việc trong xây dựng nông thôn mới.

Hiện địa phương đã đạt được một số kết quả tích cực, đóng góp thêm nguồn lực, vật lực để kiên cố đường giao thông, giúp nhau xóa nhà tạm...

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn xã tiếp tục được đầu tư, góp phần phát triển kinh tế xã hội, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã.

Tuy nhiên, Púng Luông là xã nghèo của huyện nghèo vùng cao Yên Bái, nên nguồn thu ngân sách yếu, trong khi đó nhu cầu về nguồn lực để tổ chức thực hiện chương trình rất lớn, nguồn vốn thực hiện chương trình chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước.

Xã 100% có địa hình miền núi phức tạp, dân cư sống không tập trung, khó khăn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Nhận thức của một bộ phận nhân dân còn nhiều hạn chế, tâm lý trông chờ, ỷ lại còn nặng nề.

Du khách tham quan rừng trúc Púng Luông.

Du khách tham quan rừng trúc Púng Luông.

Năm 2023, Púng Luông chủ trương tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu nhằm thực hiện các chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm đạt kết quả.

Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá xã hội, sử dụng hợp lý hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân trên địa xã.

Bằng phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương và ưu tiên những việc dễ làm trước, khó làm sau, nơi đây đã tổ chức triển khai, thực hiện lồng ghép các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Xã cũng đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện tốt các chỉ tiêu sản xuất trong năm 2022. Tiếp tục triển khai thực hiện phong trào " 3 xanh", phong trào thi đua "chung tay xây dựng nông thôn mới", thực hiện lồng ghép các nguồn vốn trên quan điểm tự vận động là chính và người dân vẫn là chủ thể.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.

Đơn vị cung cấp Công Nghệ Thiên Nhiên Từ Trà Việt uy tínĐơn vị cung cấp Đẳng Cấp Đích Thực Với Trà Việt uy tín