* Trả lời:
Theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản, như sau:
Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Lao động nữ mang thai; Lao động nữ sinh con; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi; Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
Khoản 2 Điều 28 Luật này cũng quy định: Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Còn tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định:
“Trường hợp người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 31, 32, 34 và khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành và theo thư bạn viết, trường hợp của vợ bạn có đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản.
Về chế độ sau khi sinh con, con bị chết được quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội như sau: Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới sáu mươi ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc chín mươi ngày tính từ ngày sinh con; nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động”.
Còn tại Khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc".