Chế độ của cán bộ quản lý tham gia giảng dạy ở cơ sở dạy nghề

Định mức, tiêu chuẩn giờ giảng, chế độ dạy thêm, làm thêm giờ và các chế độ ưu đãi khác đối với cán bộ quản lý tham gia giảng dạy tại các cơ sở dạy nghề được áp dụng theo văn bản nào? - Người hỏi: Trịnh Thanh Hà

Chế độ của cán bộ quản lý tham gia giảng dạy ở cơ sở dạy nghề

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời vấn đề này như sau:

Đối với cán bộ quản lý tham gia giảng dạy tại các cơ sở dạy nghề, việc giải quyết về chế độ có thể nghiên cứu áp dụng các văn bản sau:

Về chính sách ưu đãi và định mức giờ giảng: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập. Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 23/1/2006 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg, điểm C khoản 1, mục 1 quy định “cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền” cũng thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi.

Tiêu chuẩn giờ giảng đối với cán bộ quản lý ở trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề tham gia giảng dạy được quy định tại điểm b, khoản 3, mục II của Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/6/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề. Theo đó, cán bộ quản lý được tham gia giảng dạy bao gồm: Hiệu trưởng; Phó Hiệu trưởng; Trưởng, phó phòng và tương đương; cán bộ đào tạo.

Về chế độ dạy thêm giờ, làm thêm giờ đối với giáo viên, cán bộ quản lý ở cơ sở dạy nghề: Thời gian giảng dạy và thời gian thực hiện các nhiệm vụ khác được quy đổi ra giờ chuẩn. Chế độ dạy thêm giờ đối với giáo viên trung cấp nghề, cao đẳng nghề được quy định tại khoản 5, mục II của Thông tư số 09/2008/TT-BLDTBXH. Thực hiện trả lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8/3/2013.

Theo Cổng thông tin Điện tử Chính phủ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ