1. Đánh răng không kỹ
Nếu bạn đánh răng không kỹ, vi khuẩn bám trên răng sẽ gây viêm nhiễm ở nướu và làm chảy máu chân răng. Vì thế, bạn nên dùng chỉ nha khoa hay đánh răng kỹ để làm sạch răng sau khi ăn.
Nếu hiện tượng chảy máu chân răng vẫn xuất hiện trong 1-2 tuần, hãy đến gặp bác sĩ để khám kịp thời.
2. Hormone thay đổi
Khi nồng độ hormone thay đổi (trong tuổi dậy thì, mang thai, ngày kinh nguyệt hoặc thời kỳ mãn kinh), cơ thể cũng trở nên nhạy cảm hơn với mảng bám và gây chảy máu ở nướu răng. Bạn có thể súc miệng hay dùng chỉ nha khoa để chờ quá trình thay đổi này kết thúc.
3. Stress, mất ngủ hoặc ăn uống linh tinh
Những người đánh răng hay bị chảy máu chân răng đều do ăn uống kém, thức khuya, áp lực học tập. Tất cả những điều đó làm cơ thể không thể kháng viêm.
Để bảo vệ răng và nướu, bạn nên thực hiện chế độ ăn hợp lý chứa nhiều protein, rau, vitamin C và D.
4. Thuốc uống có vấn đề
Một số loại thuốc theo toa như thuốc chống trầm cảm và thuốc hạ huyết áp, có thể gây khô miệng, giảm khả năng tiết nước bọt khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở, nướu sưng và đỏ hơn. Cách tốt nhất bạn nên tới bác sĩ nha khoa hay bác sĩ điều trị để khám kịp thời.
5. Có vấn đề gì đó nghiêm trọng hơn đang xảy ra
Bệnh mãn tính như tiểu đường, bạch cầu và HIV có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và khiến nướu bị sưng và chảy máu. Nếu máu chảy liên tục trong vài tuần, bạn hãy gặp nha sĩ để xác định tình hình sức khỏe cụ thể.