Châu Phi: Nhiều quốc gia không sơ tán người học ở Vũ Hán

Châu Phi: Nhiều quốc gia không sơ tán người học ở Vũ Hán

Kenya

Theo thống kê, có ít nhất 90 sinh viên (SV) Kenya đang ở lại Vũ Hán. Jeffrey Okundi - một SV Kenya tại Vũ Hán chia sẻ, anh và các bạn đều phải ở trong phòng do bị hạn chế đi lại.

Nam SV cũng bày tỏ, việc phải chờ đợi quá lâu khiến tinh thần người học trở nên suy sụp. “Việc bị bó buộc trong căn phòng nhỏ đang khiến chúng tôi kiệt sức. Chúng tôi không có sự tương tác với xã hội và càng không thể tự do đến những nơi mình muốn”, Okundi cho biết.

Trong khi đó, Patrick Webo - một phụ huynh Kenya có con gái đang theo học tại Vũ Hán, chia sẻ: “Mỗi lần tôi nói chuyện với con gái, con bé đều vô cùng đau khổ”, ôngWebo nói.

Trước bối cảnh này, Đại sứ Kenya tại Trung Quốc Sarah Serem khẳng định, bà hoàn toàn đồng cảm với hoàn cảnh hiện tại của các SV, cũng như kêu người học giữ bình tĩnh.

“Trái tim của chúng tôi hướng đến tất cả các SV bị ảnh hưởng”, bà Serem cho biết. Nữ đại sứ cũng cho hay, nhiệm vụ ngoại giao của bà là tìm ra biện pháp phù hợp để hỗ trợ SV.

Victor Onjolo - một SV Kenya đang theo học thạc sĩ tại một tổ chức GD ở Vũ Hán, cho biết đã rời đi ngay trước khi thành phố này bị phong tỏa: “Tôi đã may mắn trở về nhà chỉ vài giờ trước khi chính quyền Vũ Hán tuyên bố hạn chế đi lại”, anh Onjolo chia sẻ.

Phát biểu trước truyền thông vào ngày 20/2, phát ngôn viên của chính phủ Kenya, Đại tá Cyrus Oguna cho hay: “Chúng tôi đang liên lạc với các SV Kenya ở Vũ Hán và tìm cách bảo đảm mọi dịch vụ y tế cho những người có nhu cầu”. Cũng theo ông Oguna, tất cả công dân Kenya ở Vũ Hán đều có sức khỏe tốt và không ai trong số họ nhiễm Covid-19.

Tanzania và Ghana

Tại Tanzania, chính phủ nước này cho biết sẽ không đưa 420 SV đang học tại Trung Quốc trở về, với lý do lo ngại về an toàn sức khỏe. Theo tờ Citizen, giới chức Tanzania đã trấn an phụ huynh và người giám hộ rằng, những người học của nước này tại Vũ Hán đều an toàn và hiện vẫn ở trong khu vực cách ly.

Trong khi đó, đại sứ Trung Quốc tại Ghana - Shi Ting Wang, đã bác bỏ thông tin rằng, các SV Ghana ở Vũ Hán đang phải sống trong thành phố bị phong tỏa mà không có thức ăn, nước uống và các nhu yếu phẩm khác.

Phát biểu tại một cuộc họp báo khi nhiều thông tin cho rằng, 151 SV Ghana ở Trung Quốc đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn và cần được sơ tán, ông Wang nói: “Tôi không thể phủ nhận thực tế là có một hoặc hai trường hợp như vậy. Tuy nhiên, việc cho rằng các SV đang bị bỏ đói là điều hoàn toàn sai sự thật”.

Cũng theo ôngWang, các SV đều được giám sát sức khỏe một cách chặt chẽ. Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc đã thiết lập một đường dây nóng bằng tiếng Anh 24/7. Do đó, nếu bất kỳ SV nào cảm thấy không ổn, họ có thể liên hệ với chính quyền địa phương để được hỗ trợ.

Trước đó, Tổng thống Ghana, ông Nana Addo Dankwa Akufo-Addo khẳng định, chính phủ đã không loại trừ khả năng sơ tán các SV Ghana khỏi Vũ Hán nếu điều đó là cần thiết. “Chúng tôi đã đưa ra các biện pháp nhằm bảo đảm rằng, nếu việc đưa SV về nước được thực hiện, thì động thái này cũng sẽ không khiến người dân sợ hãi và hoảng loạn”, Tổng thống nói.

Cũng theo ông Nana Addo Dankwa Akufo-Addo, chính phủ nước này cùng đại sứ quán Ghana tại Trung Quốc đã làm việc với chính quyền Trung Quốc để tìm ra phương án tốt nhất. “Kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, chính phủ Trung Quốc đã cố gắng hết sức trong việc cung cấp thực phẩm và các dịch vụ khác tới SV Ghana.

Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng, không có bất kỳ hỗ trợ nào có thể bù đắp cho sự căng thẳng và tổn thương nặng nề mà những người trẻ này đang gặp phải”, Tổng thống Ghana cho hay.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Ghana, bà Shirley Ayorkor Botchwey, Bộ này đã chấp thuận chi 100.000.000 Nhân dân tệ (14.200 USD) nhằm phục vụ cho các nguồn cung cấp như khẩu trang, nước khử trùng tay và thực phẩm để hỗ trợ người dân Ghana tại Vũ Hán.

Cũng theo bà Botchwey, hai khoản tiền khác là 50.000 USD và 200.000 USD cũng đã được Chính phủ Ghana chuyển tới Vũ Hán với mục đích đề phòng trường hợp khẩn cấp.

Nam Phi

Phát biểu trong một cuộc họp báo vào đầu tuần trước, Đại sứ Trung Quốc tại Nam Phi, ông Lin Songtian cho biết, không có bất kỳ trường hợp nào là công dân Nam Phi ở Trung Quốc được ghi nhận nhiễm Covid-19.

Theo ông Lin, có khoảng 3.000 SV Nam Phi hiện ở Trung Quốc, trong đó có 165 người học sống tại tỉnh Hồ Bắc – nơi xuất phát dịch bệnh. Trước bối cảnh này, ông Lin khẳng định, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp toàn diện và nghiêm ngặt để chống lại dịch bệnh, cũng như ngăn chặn sự lây lan của virus.

Theo báo cáo được công bố vào ngày 18/2 của Viện Các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nam Phi, không ai trong số 87 người được xét nghiệm ở Nam Phi có dấu hiệu nhiễm Covid-19.

Mới đây, một SV người Botswana đang theo học thạc sĩ tại Trường ĐH Delwar ở Mỹ đã khởi xướng một bản kiến nghị trên trang Change.org, nhằm kêu gọi Liên minh châu Phi (AU) sơ tán tất cả SV tại châu lục này khỏi Vũ Hán.
“Tổn thương về thể chất và tinh thần khi phải sống trong nỗi sợ hãi thường trực, bị hạn chế tự do một cách đột ngột và phải cân nhắc đến việc sẽ không thể trở về nhà thường xuyên… Tất cả những yếu tố này đang gây thiệt hại cho người học tại Vũ Hán”, bản kiến nghị cho biết.

Theo University World News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.