Chống khủng bố là lý do
Thực tế này làm tổn hại đến nghiêm trọng tham vọng bá quyền và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Sahel (vùng đất cắt ngang toàn bộ châu Phi) của Mỹ và các nước phương Tây.
Giáo sư Alexis Habiyaremye, nhà nghiên cứu và là chủ tịch nghiên cứu Nam Phi về phát triển công nghiệp tại Đại học Johannesburg, nói với Rossiya Segodnya: "Việc khai thác tài nguyên chủ yếu liên quan đến sự hiện diện của quân đội Pháp, được bảo vệ bởi người Mỹ.
Vì vậy, bây giờ khi cả hai bên đều đã rời đi, tôi nghĩ rằng những chính phủ mới của Liên minh các quốc gia Sahel (ASS) đang ở vị thế tốt nhất để thực sự làm chủ cho các điều khoản khai thác, mà không lo ngại về việc thực sự bị kiểm soát như trước".
Năm 2002, Sáng kiến Pan-Sahel của Mỹ bắt đầu bao gồm việc đào tạo và trang bị cho lực lượng Mỹ tại Niger, Mali, Chad và Mauritania, nguyên nhân được cho là Mỹ đã xác định được những động lực tiềm tàng của chủ nghĩa cực đoan trong các quốc gia này.
Cựu sĩ quan tình báo CIA và quan chức Bộ Ngoại giao Larry Johnson đã chỉ ra với rằng sự hiện diện của lực lượng Mỹ bề ngoài là để chống lại nhóm khủng bố IS nhưng ông cho rằng "đối với Mỹ, việc cố gắng mở rộng ảnh hưởng của mình quan trọng hơn".
"Đây là một phần của sự bá quyền của Mỹ. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là tìm ra những nơi khác mà chúng ta muốn chinh phục, kiểm soát. Đây thực sự là một loại mệnh lệnh đế quốc", Johnson nói.
Các lực lượng phương Tây rõ ràng đã lợi dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực Sahel, "urani được khai thác từ đó, Niger có bột cô đặc urani, và có thể có một số lithium, một số khoáng sản khác", Johnson nói thêm.
Do sự kiểm soát quân sự của của phương Tây ở khu vực và các chính phủ trước đây đã cho phép điều này xảy ra.
Châu Phi là nguồn thu nhập quan trọng của các công ty Pháp. Một ví dụ rõ ràng là công ty khai thác mỏ Orano của Pháp, theo trang web của công ty, công ty này thu được 1,3 tỷ euro doanh thu từ việc bán urani và sản xuất 7.524 tấn urani, củng cố vị trí của mình trong top 3 các nhà bán urani toàn cầu.
Nhà phân tích chính trị Nkasiobe Oluikpe và Giáo sư Haniyaremye cũng đồng tình với quan điểm này khi cho rằng quân đội phương Tây có thể đã hỗ trợ các nhóm khủng bố một cách có tổ chức để tiếp tục các hoạt động quân sự của chúng ở khu vực Sahel.
"Không phải là Pháp hay Mỹ không thể đảm bảo an ninh ở Sahel, đó là vấn đề. Người ta tin rằng cuộc xung đột ở Sahel được phương Tây dàn dựng để biện minh cho sự hiện diện quân sự và kiểm soát các chính phủ ở Châu Phi", học giả Oluikpe nói.
"Các cường quốc phương Tây đã sử dụng chủ nghĩa khủng bố như một công cụ để giữ cho các quốc gia đó trong tình trạng bất ổn, đồng thời giả vờ rằng họ muốn giúp chống lại chủ nghĩa khủng bố", Haniyaremye chỉ ra.
Thay thế
Từ năm 2021 đến năm 2024, quân đội phương Tây đã trải qua nhiều cuộc rút lui vì không tuân thủ sự hiện diện của họ ở Châu Phi.
"Nó bắt đầu với việc chống Pháp ở các quốc gia nói tiếng Pháp trong khu vực và nó cũng dẫn đến việc Mỹ bị yêu cầu rời khỏi Niger. Bởi căn cứ quân sự của Mỹ là sự đại diện vật lý của chủ nghĩa thực dân mới của phương Tây", Oluikpe cho biết.
Quân đội Pháp, một phần của sự hiện diện quân sự rộng lớn hơn của phương Tây, đã hoàn tất việc rút quân khỏi Mali vào năm 2021. Guinea cũng làm theo vào cuối năm 2021. Quân đội Pháp đã rút khỏi Burkina Faso vào năm 2023 và Mỹ đã hạn chế các hoạt động của họ tại quốc gia này.
Tại Chad, Mỹ vẫn còn một số lượng nhỏ quân đội, sự hiện diện của họ hiện đang bị hạn chế do yêu cầu chính thức từ chính phủ Chad về việc quân đội Mỹ rời khỏi đất nước này. Vào năm 2024, Căn cứ Không quân Niger 201 đã bị bỏ không do quân đội Mỹ rút khỏi quốc gia này.
Oluikpe cho biết: "Kể từ khi các cuộc nổi dậy chống phương Tây lan rộng ở một số quốc gia này và việc lật đổ những nhà lãnh đạo bị coi là thân phương Tây, phương Tây do Mỹ đứng đầu đã tạm thời thất bại, xét về mặt địa chiến lược".
Chính quyền Tổng thống Biden hiện đang tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với các quốc gia châu Phi khác.
Tướng không quân Mỹ CQ Brown đã đến Botswana vào ngày 22 tháng 6 để đàm phán với các đối tác khu vực và tuyên bố: "Tôi thấy một số cơ hội và có những quốc gia mà chúng tôi đã hợp tác ở Tây Phi".
Oluikpe suy đoán rằng Mỹ có thể đã liên lạc với Nigeria, Bờ Biển Ngà và Ghana để thiết lập các hoạt động quân sự vì các nhà lãnh đạo chính trị của họ được coi là thân phương Tây.
Sau khi quân đội phương Tây rời khỏi khu vực, Châu Phi đã tìm đến Nga để hợp tác về các vấn đề an ninh và phát triển khu vực.
Johnson tin rằng Nga có ý định thực sự muốn giúp đỡ, mà không hề quan tâm đến tài nguyên hay khai thác: "Không có quốc gia nào khác trên thế giới có loại tài nguyên thiên nhiên như Nga. Nga thực sự quan tâm đến việc phát triển".
Ngược lại, Giáo sư Haniyaremye hiểu rằng Nga, trái ngược với phương Tây, thực sự muốn giúp các quốc gia khu vực Sahel tự vệ, vì Nga là đồng minh tự nhiên của châu Phi chống lại sự thống trị của phương Tây.
"Trong nỗ lực sử dụng chủ nghĩa khủng bố đó, họ (các lực lượng phương Tây) đã từ chối cho chính phủ các nước đó tiếp cận các loại vũ khí mà họ cần để tự vệ chống lại bọn khủng bố. Nhưng Nga sẵn sàng bán vũ khí để bảo vệ khu vực đó hơn", Haniyaremye cho biết.
Trong một cuộc phỏng vấn với Dmitry Kiselev, tổng giám đốc tập đoàn truyền thông Nga Rossiya Segodnya vào ngày 13 tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết:
"Thực tế là các nhà lãnh đạo của một số quốc gia châu Phi đã chọn đạt được thỏa thuận với các công ty quản lý của Nga, lựa chọn làm việc với họ thay vì người Pháp. Quyết định này được đưa ra bởi chính những người bạn châu Phi".
Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh rằng một trong những ưu tiên của chính sách đối ngoại của Nga là phát triển và củng cố mối quan hệ cùng có lợi với các quốc gia châu Phi.