Châu Âu vật lộn với dạy trực tuyến

Châu Âu vật lộn với dạy trực tuyến

Những khả năng kỹ thuật số không được phân bố đồng đều giữa các trường ĐH khắp châu Âu và sự thiếu hụt đã trì hoãn việc triển khai những hệ thống phục vụ giảng dạy trực tuyến. Băng thông rộng, việc SV truy cập được vào máy tính cũng là một vấn đề cần giải quyết.

Theo UNESCO, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, khoảng 1.37 tỉ HS, SV tại 138 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng khi trường học đóng cửa. gần 60,2 triệu GV, giảng viên không còn ở lớp học.

Italy là quốc gia châu Âu đầu tiên đóng cửa hoàn toàn các trường ĐH và chuyển sang dạy trực tuyến. Đến nay, SV đã phản ứng tốt với các khóa học online – theo giáo sư Gianluca Brunori về chính sách thực phẩm và kinh tế sinh học tại ĐH Pisa. “Kinh nghiệm cá nhân của tôi thấy tích cực, SV phản ứng rất tốt” – ông Brunori nói.

Tuy nhiên, việc tiếp cận của SV không đồng đều, khiến chính phủ Italy tuyên bố gói gỗ trợ 85 triệu euro để hỗ trợ việc học từ xa và cải thiện kết nối internet tại các vùng bị cô lập.

Vấn đề kỹ thuật chung chủ yếu là kết nối internet chậm, hình ảnh video hay bị nghẽn khiến cho trải nghiệm học không suôn sẻ.

Trong một lớp học vật lý, việc thiết lập tương tác sẽ năng động hơn và GV có thể gợi phản hồi của SV dễ hơn. Theo ông Brunori, với các khóa học trực tuyến “GV cần tìm các cách sáng tạo” để khuyến khích SV đặt câu hỏi và đưa ra ý tưởng mới. “Nút thắt cổ chai chính là điều cần thiết cho GV áp dụng phương pháp giảng dạy của họ vào phương tiện giảng dạy mới” – ông nói.

Brunori đang yêu cầu SV làm thêm nghiên cứu trực tuyến và dùng thêm các nguồn kỹ thuật số để tìm các bài viết liên quan tới một chủ đề đã cho, hoặc hình ảnh, video minh hoạt một khái niệm.

“Tôi có cảm giác trải nghiệm này sẽ thay đổi cách giảng dạy trong trường ĐH” – ông nói.

Vẫn đang thiết lập

Tại ĐH Babes Bolyai ở Romania, các khoa vẫn đang thiết lập hệ thống trực tuyến để giảng dạy trong khóa học mùa xuân vốn bắt đầu từ 2 tuần trước.

SV trong các chương trình học từ xa đã tiếp cận với dịch vụ học trực tuyến Moodle và đội ngũ giảng viên đã tải các video bài giảng và tài liệu.

Ngoài ra, một số giảng viên đang thiết lập tài khoản trên Zoom - một hệ thống hội nghị video trực tuyến. Trường ĐH cũng đang làm việc để điều chỉnh giáo trình theo phương pháp giảng dạy mới.

Nghiên cứu bị chậm lại

Để giảng dạy tại một hội thảo, nhà nghiên cứu Victor Cepoi tại Khoa Nghiên cứu thông tin ĐH Novo Mesto ở Slovenia đã tự ghi hình mình giảng bài tại nhà rồi gửi cho đội ngũ IT tải lên Moodle. Ông cho đây chỉ là giải pháp “tạm thời”.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu trong một tổ chức của châu Âu mà ông Cepoi là một thành viên cho rằng họ khó có thể hoàn thành các nhiệm vụ trong dự án do EU hỗ trợ về công nghệ và áp dụng đổi mới trên khắp châu Âu.

Dự án trên đòi hỏi việc đi lại thường xuyên và tập hợp nhóm ở một số quốc gia châu Âu. Vì các nhà nghiên cứu không còn được phép đi lại nên quá trình này diễn ra chậm chạp. Một ủy ban đi đầu của dự án đã phải chuyển sang họp trực tuyến.

Kể từ đó ông Cepoi cố gắng tổ chức các nhóm tập trung trực tuyến nhưng điều này thể hiện sự khó khăn. Các nhà nghiên cứu đưa ra câu hỏi nhưng người được hỏi không phản ứng.

Dự án sẽ kết thúc vào tháng 8 nhưng các nhà nghiên cứu đang xem xét kéo dài thêm để hoàn thành nó với số nghiên cứu thực địa ít hơn dự kiến ban đầu.

Theo Science business

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.