Châu Âu thắt chặt các giới hạn chống dịch, Pháp trong tình trạng “nghiêm trọng”

GD&TĐ - Hôm qua (27/3), Pháp, Bỉ và Ba Lan phải thắt chặt các hạn chế khi số ca mắc Covid-19 tăng mạnh ở châu Âu. Trong khi đó Philippines chuẩn bị cho một đợt phong tỏa lớn và Chile giới hạn hoạt động của 80% dân số.

Xét nghiệm Covid-19 ở Barcelona, Tây Ban Nha.
Xét nghiệm Covid-19 ở Barcelona, Tây Ban Nha.

Pháp đã thừa nhận tình hình là “nghiêm trọng” và bổ sung thêm 3 khu vực vào danh sách 16 khu vực đã được hạn chế chặt chẽ. Khoảng 20 triệu người Pháp, bao gồm khu vực Paris đã được xem là đang sống trong vùng có tỷ lệ lây nhiễm cao. Họ không được phép đi xa nhà hơn 10km trừ khi có lý do cần thiết.

“Khoảng 10 đội cảnh sát đã được triển khai, trong khi đó thông thường chỉ có 2 đội” tại nhà ga Montparnasse bận rộn của Paris – một cảnh sát nói với hãng tin AFP và cho biết con số này sẽ tăng lên trong những giờ đông đúc.

Hiện chỉ có cửa hàng bán thực phẩm, cửa hàng sách và âm nhạc được mở cửa, trong khi đó các lớp ở trường trung học chỉ hoạt động một nửa công suất.

Số ca mắc Covid-19 mới hàng ngày ở Pháp đã tăng gần gấp 2 kể từ đầu tháng và có hơn 200.000 ca mới mỗi tuần.

Tại Bỉ, tất cả các cơ sở kinh doanh không liên quan đến y tế và có tiếp xúc chạm như tiệm làm tóc phải đóng cửa trong 4 tuần kể từ hôm qua. Các cửa hàng cung cấp dịch vụ “không thiết yếu” chỉ có thể tiếp khách hàng đã đặt lịch hẹn trước.

Ba Lan đã đóng cửa tất cả nhà hàng, sân chơi, cửa hàng thẩm mỹ viện, làm tóc. Việc giãn cách xã hội trong các nhà thờ ở quốc gia chủ yếu theo đạo Công giáo cũng đã được tăng cường.

Philippines hôm qua thông báo hơn 24 triệu người và khu vực xung quanh thủ đô Manila sẽ bị phong tỏa vào tuần tới. Phát ngôn viên Harry Roque của Tổng thống Philippines hy vọng rằng khi mọi người ở nhà, tỷ lệ lây nhiễm sẽ chậm lại.

Kể từ ngày mai, mọi người sẽ làm việc ở nhà trừ những lao động thiết yếu, trong khi đó các phương tiện giao thông sẽ bị tạm dừng. Tất cả các cuộc tụ họp đông người sẽ bị cấm. Lệnh giới nghiêm vào ban đêm từ 6 giờ chiều đến 5 giờ sáng sẽ được thực hiện và các cơ sở kinh doanh không thiết yếu sẽ bị đóng cửa.

Đại dịch Covid-19 đã cướp đi mạng sống của hơn 2,7 triệu người kể từ tháng 12/2019 – theo thống kê của hãng tin AFP. Mỹ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 548.089 người thiệt mạng, tiếp theo là Brazil với 307.112 người, Mexico có 200.862 người, Ấn Độ có 161.240 người và Anh có 126.515 người.

Các quan chức y tế đã triển khai hơn 510 triệu liều vắc xin Covid-19 trên khắp thế giới nhưng có khoảng cách lớn giữa các quốc gia về việc tiêm vắc xin. Hôm 26/3, WHO kêu gọi các nước giàu ủng hộ vắc xin cho nước nghèo đã bắt đầu tiêm chủng.

Việc triển khai vắc xin dường như không đồng đều, số người Mỹ được tiêm vắc xin chiếm hơn ¼ tổng số người được tiêm trên thế giới và các quốc gia nghèo hơn bị tụt xa lại phía sau so với nước giàu.

Trong khi các nước EU giàu có vẫn đang vật lộn để tiến hành tiêm chủng, Pháp nói rằng họ thấy các chính sách vắc xin không chỉ thúc đẩy sự cạnh tranh ảnh hưởng ở châu Âu mà còn trên toàn cầu. “Chúng ta đang thấy một loại chiến tranh thế giới mới” – TT Pháp Emmanuel Macron nói sau một thượng đỉnh của EU: “Chúng ta đang thấy các cuộc tấn công của Nga và Trung Quốc trong nỗ lực nhằm đạt được sự ảnh hưởng thông qua vắc xin”.

Theo CNA/Worldometer

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.