Châu Á có nguy cơ đối mặt với khủng hoảng nước

Châu Á có nguy cơ đối mặt với khủng hoảng nước

Hiện các chuyên gia về nước đang dự một cuộc họp do Liên hợp quốc tài trợ ở Thụy Điển. Họ cho biết các nước ở nam và đông Á phải chi hàng tỉ đô la để cải thiện việc tưới tiêu mùa màng đã quá lỗi thời để đối phó với tình trạng dân số tăng nhanh (dân số châu Á dự tính sẽ tăng thêm 1,5 tỉ ngươi trong vòng 40 năm tới).

Hệ thống tưới tiêu truyền thống ở Bali
Hệ thống tưới tiêu truyền thống ở Bali, Indonesia

Nguy cơ bị đói
Những phát hiện trên đã được xuất bản trong một báo cáo chung của Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) và Viện quản lý nước quốc tế (IWMI). Họ cho rằng các nước châu Á sẽ phải nhập khẩu hơn ¼ số gạo của mình và các thực phẩm chủ lực để cung cấp cho dân chúng. Tổng giám đốc của IWMI, ông Colin Chartres nói: “Nhu cầu về thực phẩm của châu Á sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2050. Dựa vào thương mại để đáp ứng một phần lớn nhu cầu này sẽ tạo nên gánh nặng lớn cho nền kinh tế của nhiều quốc gia đang phát triển và gánh nặng chính trị cũng không thể tránh khỏi. Cách tốt nhất cho châu Á là làm mới lại hệ thống tưới tiêu trên 70% đất ruộng của thế giới.

Châu Á cần có giải pháp tăng cường các phương pháp tưới tiêu, hiện đại hóa các hệ thống cũ đã xây dựng từ những năm 70-80 của thế kỷ trước để đối phó với việc thiếu đất nông nghiệp. Nhưng điều này lại cần đầu tư hàng tỉ đô la”.

Một viễn cảnh đáng sợ
Cùng thời điểm phải tăng cường nhập khẩu thêm thực phẩm, thì giá của những loại ngũ cốc sẽ tiếp tục tăng vì thị trường quốc tế ngày càng bất ổn.

Bản báo cáo cho biết hàng triệu nông dân đã nhận trách nhiệm tự tưới tiêu, chủ yếu là dùng công nghệ bơm lỗi thời và không hiệu quả. Điều này có nghĩa là họ có thể lấy nhiều nước mà họ muốn từ đất của mình, làm mất đi một nguồn tự nhiên quý giá.

Ông Tushaar Shah, một đồng tác giả của bản báo cáo trên cho hay: “Việc các nước không thể điều chỉnh hoạt động này sẽ dẫn đến một viễn cảnh đáng sợ là nước ngầm bị khai thác quá mức, dẫn đến khủng hoảng thực phẩm khu vực và bất ổn xã hội sẽ lan rộng”.

Chính phủ các nước châu Á cần phải chung tay với các tổ chức tư nhân để đầu tư vào các phương pháp sử dụng nước hiện đại, hiệu quả. “Nếu không dùng nước hiệu quả, nam Á sẽ cần thêm 57% nước tưới tiêu nông nghiệp và con số này ở đông Á là 70%. Với sự khan hiếm đất, nước và nhu cầu nước lại tăng lên trong các thành phố, viễn cảnh như trên là khó tránh khỏi” – Bản báo cáo kết luận.

Sự dự báo về viễn cảnh trên chưa bao gồm yếu tố ảnh hưởng của vấn đề nóng lên toàn cầu sẽ khiến cho lượng mưa thất thường và ít đi ở một số khu vực nông nghiệp trong những thập kỷ tới.


Hà Châu (Theo BBC)

 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ngôi nhà còn là 'lớp học' bồi dưỡng, trao truyền dân ca ví, giặm cho thế hệ trẻ.

Còn sức còn trao truyền dân ca ví, giặm

GD&TĐ - Dưới sự hướng dẫn của vợ chồng nghệ nhân, những năm gần đây câu lạc bộ Dân ca ví, giặm xã Cẩm Mỹ liên tục phát triển và giành nhiều giải thưởng.