Chất thải con người - “vũ khí quan trọng” cứu cánh ngành nông nghiệp tương lai

GD&TĐ -Chất thải con người là một nguồn hữu cơ khổng lồ, nhiều dự án nghiên cứu tái chế lượng chất thải này, trong đó có dự án của tỷ phú Bill Gates, biến chất thải thành thực phẩm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, nó rất quan trọng để bảo đảm an ninh lương thực trong tương lai.

Chất phốt pho trong phân người có vai trò quan trọng trong phát triển và tăng trưởng cây trồng
Chất phốt pho trong phân người có vai trò quan trọng trong phát triển và tăng trưởng cây trồng

Phốt pho trong phân người có thể được sử dụng trong việc phát triển các cây lương thực cơ bản như lúa mì. Phân người có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai. Giúp ngăn ngừa sự sụt giảm sản lượng lúa mì so với các loại cây lương thực khác do tình trạng thiếu hụt phốt pho gây lên.

Cơ quan cấp giấy chứng nhận chất đất lớn nhất ở Anh thuộc Hiệp Hội Thổ Nhưỡng cho biết. “ Ước tính rằng, chỉ có 10 % trong ba triệu tấn phốt pho bài tiết bởi con người trên toàn thế giới mỗi năm quay trở về với đất nông nghiệp”.

Sự cung cấp đủ lượng phốt pho là rất cần thiết cho sự hình thành hạt, sự phát triển của rễ và sự trưởng thành của cây trồng. Việc cung cấp phốt pho có nguồn gốc từ đá phốt phát có thể đạt đỉnh vào năm 2033 và sau đó sẽ ngày một khan hiếm và đắt tiền hơn - báo cáo cho biết. “ Chúng ta hoàn toàn không chuẩn bị gì cho việc đối phó với tình trạng thiếu hụt phốt pho, với sự sụt giảm sản lượng lương thực, và tiếp sau đó là việc giá lương thực tăng cao”- Hiệp Hội Thổ Nhưỡng Anh cho biết.

Trước đây, phốt pho vẫn quay trở lại với đất trồng bằng cách bón phân người hay động vật cho cây trồng. Tuy nhiên, thói quen này đã được thay thế bằng việc sử dụng phốt pho được chế xuất từ các khu vực xa dân cư từ thế kỷ 19.

Bản báo cáo cũng kêu gọi EU thay đổi các quy định về việc cấp phép sử dụng những vật liệu xử lý nước thải là các loại chẩt rắn sinh học trên những vùng đất đã được chứng nhận là đất hữu cơ.

Đối tượng bị hạn chế trong những quy định này là các loại kim loại nặng. Quy định cấm của EU trong việc sử dụng chất rắn sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ vì lo ngại những ảnh hưởng độc hại của kim loại nặng có thể gây ra bởi sự kết hợp giữa phân người với các sản phẩm chất thải khác như nước thải công nghiệp.

“Mật độ kim loại nặng trong đất đã giảm xuống trong những năm gần đây và hiện đã đủ điều kiện để triển khai những chương trình hữu cơ, nhằm mục đích xem xét lại việc tiến hành những chương trình xử lý nước thải có thể được thực hiện tại những nơi mà nó đáp ứng được những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường.”- bản báo cáo cho hay.

Những cuộc nghiên cứu mới đây tại Anh cho thấy, việc chăn nuôi gà cho trung bình 14,97 tấn phân bón mỗi năm, gia súc nuôi lấy thịt cho 10,59 tấn, và bò sữa là 15,24 tấn. Trong khi đó, một người bình thường cho ra tới 5,48 tấn chất này trong cùng khoảng thời gian.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.