Bên cạnh những thuận lợi, Sóc Trăng vẫn còn những khó khăn như việc đa dạng hóa các loại hình trường, lớp chưa phát triển mạnh, nhất là ở cấp học phổ thông. Cơ sở vật chất còn khó khăn, chưa đáp ứng đầy đủ mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện về GDĐT; Trường Mầm non, Tiểu học, THCS loại hình bán trú chưa có điều kiện phát triển nhanh; Chất lượng và hiệu quả giáo dục tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu và chưa đồng đều ở các vùng trong tỉnh.
Tỉ lệ học sinh yếu kém về học lực, học sinh bỏ học, mặc dù đã giảm so với năm học trước nhưng vẫn còn cao. Nguồn chi từ ngân sách cho hoạt động GDĐT tuy đã được cải thiện rất nhiều so với thời gian trước, nhưng chưa đủ đáp ứng yêu cầu đối với các chương trình, đề án lớn của ngành.
Năm học 2017 – 2018, Sóc Trăng có 263.547 học sinh (HS), trong đó bậc THPT là 27.228 HS (hệ GDPT 26.145 HS và hệ GDTX 1.083 HS); bậc THCS có 68.747 HS, (hệ GDPT: 68.652 HS và hệ GDTX: 95 HS); bậc Tiểu học có 114.745 HS; cấp Mẫu giáo, Nhà trẻ có 52.827 cháu (Nhà trẻ 2.941 cháu, Mầm non 49.886 cháu; Mẫu giáo 5 tuổi là 26.057 cháu).
Toàn tỉnh có 568 trường (549 trường công lập, 19 ngoài công lập), trong đó Trung học phổ thông 38 trường (37 công lập, 01 ngoài công lập)/761 lớp; Trung học cơ sở 114 trường (112 công lập, 02 ngoài công lập) /1.940 lớp; Tiểu học: 282 trường (279 công lập, 03 ngoài công lập) /4.143 lớp; MN-MG: 134 trường (121 công lập, 13 ngoài công lập) /1.696 nhóm, lớp. Tỷ lệ học sinh bỏ học ở các cấp học phổ thông giảm còn 1,20% (năm học 2016-2017 là 1,42%) .
Về công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đến nay, toàn tỉnh có 246/549 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 44,81% (trong đó MN 52 trường; Tiểu học 123 trường; THCS 65 trường; THPT 06 trường). Đạt 89,62% kế hoạch năm 2018 (KH giao 50%).
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Sóc Trăng, chất lượng giáo dục các cấp học được nâng lên. Cụ thể, ở bậc Giáo dục mầm non, công tác nuôi dưỡng và chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ luôn được quan tâm: Có 95 trường và cơ sở tổ chức ăn bán trú, 21.715 trẻ được ăn bán trú (Nhà trẻ: 2.176 Mẫu giáo:19.539 trẻ), chiếm 41,1% tăng 3,5%; 100% cơ sở đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (có 95 bếp ăn được chứng nhận vệ sinh, an toàn thực phẩm, 100%).
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ (2 lần/năm học), 100% cơ sở thực hiện theo dõi sự phát triển của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm, thể nhẹ cân của nhà trẻ 1,5%, mẫu giáo 4,0%; thấp còi của nhà trẻ 3,0%, mẫu giáo 4,3 % (năm 2016-2017 thể nhẹ cân: nhà trẻ 1,3%, mẫu giáo 5,2%; thể thấp còi: nhà trẻ 3,6%, mẫu giáo 4,9 %)
Ở bậc Giáo dục Tiểu học, thực hiện chủ trương dạy 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học, đến nay toàn tỉnh có 175 trường tổ chức dạy 2 buổi/ ngày với 2.292 lớp học/ 64.656 học sinh, chiếm tỷ lệ 55,47% (tăng hơn năm học trước 3.451 học sinh, tỷ lệ tăng 5,30%) trong đó có 08 trường có tổ chức bán trú.
Tiếp tục duy trì Mô hình trường học mới (VNEN) tại 45/271 trường tiểu học của tỉnh Sóc Trăng, với tỷ lệ 16,60% trên tổng số trường tiểu học trong toàn tỉnh; Với 483 lớp/ 11.803 học sinh chiếm tỷ lệ 10,31% trên tổng số học sinh. Kết quả đánh giá theo năng lực và phẩm chất, Năng lực đạt: 98,78%; Phẩm chất đạt 99,41% .
Chất lượng giáo dục trung học đã có những bước chuyển biến tích cực. Các cơ sở giáo dục đã hoàn thành khá tốt kế hoạch giáo dục, bảo đảm thực hiện đầy đủ chương trình, dạy đủ môn trong điều kiện của đơn vị và củng cố, quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là đối với các lớp cuối cấp.
Kết quả chất lượng giáo dục cấp THCS giỏi 22,1%; Khá 36,4%; Trung bình 36,7%. cấp THPT giỏi 21,7%, Khá 42,6%, Trung bình 31,5%
Về Giáo dục Dân tộc, toàn tỉnh có 09 trường PTDTNT gồm 92 lớp, với 2.958/3.025 học sinh. Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số được học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh cấp THCS và cấp THPT chiếm tỷ lệ 9,80% tổng số học sinh dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh (2.874/29.309). Tổng số học sinh dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Khmer và dân tộc Hoa) được huy động đến lớp từ mầm non đến THPT là 89.583 HS, chiếm tỷ lệ 34,37% học sinh trong toàn tỉnh.
Về Giáo dic thường xuyên, hệ thống mạng lưới trung tâm GDNN-GDTX huyện, thị xã, thành phố phát triển ở tất cả 11/11 huyện, thị xã, thành phố đều thực hiện nhiệm vụ dạy nghề, dạy chương trình GDTX, liên kết đào tạo. 109/109 trung tâm HTCĐ đang phát triển và từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả. Các trung tâm HTCĐ và trung tâm GDNN-GDTX đã tổ chức nhiều lớp tập huấn các chuyên đề về kỹ thuật nông nghiệp, mở lớp dạy nghề, các cuộc hội thảo khoa học ở các lĩnh vực y tế, tiểu thủ công nghiệp, giao thông,... cho 206.018 lượt người tham gia.
Về đội ngũ giáo viên, toàn ngành có 18.870 cán bộ, giáo viên và nhân viên (không tính 620 giáo viên hợp đồng dưới 12 tháng); người dân tộc chiếm 28,3%. Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBQLGD và nhà giáo từng bước được nâng lên, đạt chuẩn 100%. Chất lượng công chức, viên chức, số được phân loại hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm gần 94%. Giáo viên được xếp loại xuất sắc và khá theo chuẩn nghề nghiệp chiếm đến 97%
Về sắp xếp mạng lưới trường lớp mầm non, phổ thông, giai đoạn 1 (năm học 2017-2018) toàn tỉnh đã xóa được 115 điểm trường, ghép 17 điểm trường, ghép 120 lớp (trong đó Mầm non xóa được 54 điểm lẻ, ghép 17 điểm trường và ghép được 56 lớp; Tiểu học giảm 49 điểm trường lẻ và sáp nhập 11 trường tiểu học; THCS đã ghép là 49 lớp; THPH đã ghép 15 lớp.
Công tác xã hội hóa giáo dục được ngành quan tâm. Năm học 2017 – 2018, ngành đã phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh vận động xây dựng quỹ khuyến học được 25.263.530.000 đồng, trao 24.120 suất học bổng cho học sinh nghèo, hỗ trợ tiền, tập, viết,... cho học sinh; khen thưởng cho giáo viên dạy giỏi, hỗ trợ giáo viên có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ phát triển giáo dục nhà trường (hiến đất xây dựng trường học, hỗ trợ giáo viên có hoàn cảnh khó khăn…) với tổng số tiền trên 24 tỷ đồng.
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm học 2017 – 2018, năm học 2018 - 2019, ngành GD-ĐT Sóc Trăng phấn đấu thực hiện tốt Chủ đề năm học “Tăng cường nề nếp kỷ cương, nêu gương đạo đức nhà giáo để nâng cao chất lượng giáo dục” với các nhiệm vụ và giải pháp cơ bản như sau: Rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp và huy động học sinh ra lớp; Nâng cao nguồn nhân lực và chất lượng đội ngũ CBQLGD và nhà giáo; Đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông; Quan tâm đổi mới phương thức dạy và học tiếng Anh; Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục và dạy học; Thực hiện tốt quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cá nhân; Tăng cường cơ sở vật chất và khai thác sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học.