Chàng trai người Tày nỗ lực làm giàu trên mảnh đất quê hương

GD&TĐ - Sinh ra ở vùng núi nghèo, chàng trai người Tày Ma Anh Tuấn đã nỗ lực vươn lên tạo dựng sự nghiệp trên chính mảnh đất quê hương.

Chàng trai người Tày nỗ lực làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Chàng trai người Tày nỗ lực làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Thoát nghèo từ cây hồi

Đến thôn Đon Cọt, xã Bình Văn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn hỏi anh Ma Anh Tuấn sinh năm 1995 là một đoàn viên làm kinh tế giỏi ai cũng biết. Sinh ra và lớn lên lên tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới, gia đình chủ yếu sống bằng nghề nông, anh Tuấn đã ấp ủ mơ ước làm giàu trên mảnh đất quê hương mình.

Anh Tuấn chia sẻ: Bình văn là nơi có địa hình, đất đai phù hợp để phát triển cây công nghiệp. Trong đó, cây Hồi là cây thế mạnh, hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, vừa có tác dụng giữ đất, bảo vệ rừng, vừa có giá trị kinh tế cao. Phát huy tiềm năng, thế mạnh đó, cấp ủy, chính quyền xã đã vận động, định hướng cho bà con phát triển cây Hồi, nhằm góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân.

Quả hồi tươi được thu mua với giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, thời điểm cao nhất lên tới 85.000 đồng/kg.

Quả hồi tươi được thu mua với giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, thời điểm cao nhất lên tới 85.000 đồng/kg.

Đối với gia đình anh Tuấn, từ lâu đã có truyền thống trồng cây hồi tuy nhiên không đạt được kết quả và năng suất cao như mong muốn, do chưa có kỹ thuật trồng, chăm sóc, cây thường xuyên sâu bệnh nên sản lượng kém. Những năm trở lại đây, theo quy hoạch vùng kinh tế của huyện Chợ Mới thì cây hồi được phát triển tại 3 xã phía Đông gồm Bình Văn, Yên Hân và Yên Cư. Đặc điểm của vùng này có khí hậu lạnh, độ cao phù hợp cho phát triển cây trồng này.

So với những loại cây trồng khác thì cây hồi đang là cây kinh tế chủ lực của xã Bình Văn. Đến nay, tất cả các thôn trong xã Bình Văn đều trồng hồi, trung bình mỗi hộ thu hoạch 7 đến 8 tấn hoa mỗi vụ, nhiều hộ gia đình thoát nghèo từ cây hồi.

Xác định cây trồng chủ lực

Theo anh Tuấn, để cây hồi đạt năng suất, chất lượng tốt thì ngoài trồng mới, cần chú trọng hơn trong việc chăm sóc, cắt tỉa, bón phân và phòng trừ sâu bệnh. Lợi thế của cây hồi đó là thu hoạch trong nhiều năm. Vì vậy, năng suất, sản lượng cũng ổn định, bền vững hơn so với nhiều cây trồng khác.

Hiện nay, gia đình anh Tuấn đang trồng khoảng 2ha hồi, lúc trước gia đình thường hay đi mua giống cây từ thương lái hoặc là hồi dự án tuy nhiên gần đây các hộ trong thôn đều tự ươm cây từ quả từ cây hồi mẹ, thời điểm trồng tốt nhất đối với cây hồi là vào mùa mưa , tốt nhất là mùa xuân từ tháng 2, 3, 7, 8 dương lịch.

Những cánh rừng hồi tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Những cánh rừng hồi tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Một năm cho thu hoạch từ 5 – 7 tấn, với mỗi kg hồi tươi có thể bán với giá cao nhất khoảng 85.000 đồng/kg, còn trung bình từ 30.000 – 40.000 đồng/kg, đối với quả hồi khô sẽ được thương lái mua với giá hồi khô dao động 120,000 đồng -250,000 đồng/1kg tùy vào vụ với thương lái thu mua.

Anh Tuấn cho biết: Để phòng ngừa sâu bệnh cho cây, thì cần chú ý thăm vườn hồi thường xuyên và chăm sóc hồi để nhanh chóng có biện pháp kịp thời khi cây bị bệnh, các chế phẩm để phun phòng, trừ bệnh hay được sử dụng như: Revus Opti 440SC, Ridomil MZ 72WP, Daconil 75WP, Ridomil Gold 68WG, Hope 20SL...bệnh nặng phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày…

Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật, cùng đức tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó mỗi vụ gia đình anh Tuấn thu về khoảng 150 triệu đồng. Nhờ số tiền này, đã giúp cho gia đình có thu nhập ổn định, đời sống ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Cây hồi ở Bình Văn có tuổi đời trung bình 20 - 25 năm, ước tính 1ha hồi trưởng thành sẽ cho năng suất từ 30 - 35 tạ quả. Tuy nhiên, cũng có những diện tích hồi cổ thụ lên đến 100 năm tuổi, cho thu hoạch vài tạ quả/cây. Nếu giá bán ổn định và duy trì thì cây hồi sẽ mang lại thu nhập cao cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Huyện cũng đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm đầu ra, bao tiêu sản phẩm ổn định cho người dân; tập trung thu hút đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến tinh dầu hồi tại địa phương để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây hồi. Hiện nay, sản phẩm hoa hồi sấy khô của tổ hợp tác Ngàn Hương, xã Bình Văn đã đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.