Chàng trai khuyết tật 9X đầy ắp ý tưởng việc làm thiết thực cho người khuyết tật

GD&TĐ - Sinh ra trong một gia đình 6 người con ở Nghệ An, Quyết không may mắn như 5 anh chị em khác vì mang trong mình khuyết tật vận động bẩm sinh.

Nguyễn Thành Quyết - Phó giám đốc Trung tâm dạy nghề và việc làm cho thanh niên khuyết tật Việt Nam, Tập Đoàn Thanh Niên Việt Nam.
Nguyễn Thành Quyết - Phó giám đốc Trung tâm dạy nghề và việc làm cho thanh niên khuyết tật Việt Nam, Tập Đoàn Thanh Niên Việt Nam.

Tàn nhưng không phế

Sinh ra vốn thiệt thòi, bởi vậy Nguyễn Thành Quyết luôn nỗ lực học tập, cố gắng để có thể trở thành một người có ích, không phải là gánh nặng cho gia đình.

Tốt nghiệp cấp 3, Quyết đậu vào ngành công nghệ thông tin của Trường cao đẳng Sư phạm Nghệ An. Là người ham học hỏi, chịu khó bởi vậy khi đặt ra mục tiêu gì cho bản thân anh luôn nỗ lực để thực hiện.

Trong  một lần vào Thành phố Hồ Chí Minh chơi, anh quyết định ở lại lập nghiệp. Để có tiền trang trải cuộc sống những ngày đầu nơi đây, anh xin vào làm SEO cho một thẩm mỹ viện.

“Ngày làm 8 tiếng, tối tham gia lớp học thêm nâng cao kiến thức, kỹ năng. Nhờ sự nỗ lực của mình, 2016 mình nghỉ việc ở thẩm mỹ viện để chú tâm vào học và kinh doanh online”, anh  Quyết kể lại.

Năm 2018, sau thời gian vừa học vừa làm tích lũy được một ít kinh nghiệm, anh quyết định đi làm ở công ty bất động sản với mục đích ứng dụng những kiến thức mình đang có. Sau một thời gian anh trở thành trưởng phòng marketing của công ty.

Anh Quyết cùng đồng đội của mình đưa sản phẩm đến các triển lãm. Ảnh NVCC.

Anh Quyết cùng đồng đội của mình đưa sản phẩm đến các triển lãm. Ảnh NVCC.

Vốn là người đam mê kinh doanh, ngày làm việc ở công ty, đêm về anh tìm kiếm các sản phẩm mà khách hàng của mình có nhu cầu để bán. Trong một lần tìm kiếm, anh được biết đến các sản phẩm do Trung tâm dạy nghề và việc làm cho thanh niên Việt Nam.

“Khi đến tận nơi khảo sát sản phẩm, mình được biết các sản phẩm này do chính tay của những người khuyết tật làm ra. Sản phẩm tốt nhưng quá trình đưa ra thị trường bán lẻ bị hạn chế bởi vậy hàng hóa bán ra rất chậm.

Thấy được tâm huyết, nỗ lực của các anh chị em khuyết tật trong trung tâm mình đã quyết định đồng hành để bán sản phẩm”, anh Quyết chia sẻ.

Đến năm 2019, để có thể chuyên tâm vào làm việc và hỗ trợ được nhiều cho trung tâm nhiều hơn, anh Quyết xin nghỉ việc ở công ty bất đổng sản với mức lương hấp dẫn để về Trung tâm dạy nghề và việc làm cho thanh niên Việt Nam làm việc.

“Vốn sinh ra là người khuyết tật nên mình hiểu những khó khăn của người khuyết tật trong việc hòa nhập với cộng đồng. Đặc biệt, họ phải nỗ lực rất nhiều lần so với những người bình thường để làm ra những sản phẩm tốt nên mình không do dự khi nghỉ việc ở công ty bất động sản với mức lương khá cao để về đây làm”, anh Quyết trải lòng.

Làm tại đây, ngoài việc phát triển các đơn hàng bán lẻ, anh còn tìm kiếm các dự án, đơn hàng mới để tăng thu nhập, việc làm cho anh em ở trung tâm. Đặc biệt, anh còn tổ chức hướng nghiệp và chia sẻ nghề cho học sinh, sinh viên Trường cao đẳng Viễn Đông tại Trung tâm.

Lên ý tưởng chế tạo các sản phẩm phòng, chống Covid-19

Khi đại dịch “đổ vào nước ta”,  xác định phải sống chung với dịch bởi vậy Nguyễn Thành Quyết cùng đồng đội của mình ở Trung tâm đã kết hợp với Viện khoa học phát triển tài năng Việt Nam chuyển hướng nghiên cứu các sản phẩm mới phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe.

Nguyễn Thành Quyết (thứ 2 từ phải sang) tham gia các dự án khởi nghiệp. Ảnh NVCC.

Nguyễn Thành Quyết (thứ 2 từ phải sang) tham  gia các dự án khởi nghiệp. Ảnh NVCC.

“Để tạo ra một sản phẩm tốt, phục vụ đúng nhu cầu phòng chống dịch bệnh và được mọi người đón nhận là công cuộc không hề đơn giãn với anh em khuyết tật như mình.

Mọi khâu từ khi nhận đề tài ở Viện khoa học phát triển tài năng Việt Nam cho đến khi ra những sản phẩm mẫu đều là tự tay anh em làm. Có những lúc phải thức thâu đêm để lên ý tưởng và sản phẩm mẫu thế nhưng không ai than vãn một hay nản lòng”, anh Quyết chia sẻ.

Cũng nhờ sự cố gắng, nỗ lực mà trong giai đoạn dịch cao điểm ở Thành phố Hồ Chí minh anh Quyết và đồng đội của mình trong trung tâm vẫn duy trì được hoạt động sản xuất, nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm hữu ích phục vụ cho chống dịch như: Máy tạo ion âm – máy diệt virus cv19 gắn trên quạt và điều hòa, máy diệt virus cv19 USB gắn ô tô và laptop máy tính; Nước xịt rửa tay; Nước uống đóng chai điện giải ion kiềm, màng hấp thụ bức xạ sóng điện từ….

Đến tháng 11/2021, anh thành lập Công ty riêng để hỗ trợ thương mại hóa các sản phẩm của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, sản phẩm của Trung tâm dạy nghề và việc làm cho thanh niên khuyết tật Việt Nam.

Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, anh được trao bằng khen cho nhóm tác giả đạt Huy chương Vàng giải thưởng “Thiết kế, chế tạo, ứng dụng” lần thứ 8 năm 2020. Đồng thời, anh là một trong 50 tấm gương tiểu của chương trình Tỏa sáng nghị lực Việt do Trung ương Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam lựa chọn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thầy Tân tranh thủ thời gian rảnh bán vé số để có nguồn hỗ trợ học sinh, dân nghèo. Ảnh: Thành Thật

Thầy giáo bán vé số giúp học trò nghèo

GD&TĐ - Người dân ở thị trấn Phong Điền (Phong Điền, Cần Thơ) từ lâu đã quen với bóng dáng thầy Tân trong bộ quần tây, áo trắng đi bán vé số giúp trò...