Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh liên tục từ gia đình đến bệnh viện tại Việt Nam được cải thiện

GD&TĐ - Ngày 6/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam (Save the Children) tổ chức Hội thảo tổng kết dự án “Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh - liên tục từ gia đình đến bệnh viện”. 

Hiện tại Việt Nam việc chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh đã được cải thiện rõ rệt
Hiện tại Việt Nam việc chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh đã được cải thiện rõ rệt

Đây là dự án do tổ chức Atlantic Philanthropies tài trợ nhằm chăm sóc, cải thiện sức khỏe, giảm tử vong cho bà mẹ và trẻ sơ sinh tại Việt Nam thông qua việc nhân rộng mô hình can thiệp “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh liên tục từ gia đình đến bệnh viện” trên toàn quốc.

Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được sự tiến bộ vượt bậc về tỷ lệ sống sót bà mẹ và trẻ sơ sinh thông qua nỗ lực tăng cường tính sẵn có của dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tiếp cận tốt hơn với dịch vụ chăm sóc trước sinh trên toàn quốc. Mặc dù đã đạt được những cải thiện đáng kể nhưng tình trạng sức khỏe và tỷ lệ tử vong giữa các vùng miền và giữa các nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam vẫn còn tồn tại sự chênh lệch đáng kể. Chất lượng của công tác chăm sóc sức khỏe và cung cấp dịch vụ y tế cho bà mẹ và trẻ sơ sinh vẫn còn thấp tại các khu vực nghèo nhất và nhiều trở ngại nhất trên cả nước.

Tại 62 huyện nghèo nhất cả nước, đồng thời là nơi sinh sống của đa số phụ nữ người dân tộc thiểu số, tỷ lệ tử vong mẹ cao hơn gấp 3 lần so với tỷ lệ tử vong trung bình trên toàn quốc, với 157 trường hợp tử vong trên 100.000 trẻ trẻ sống. Năm 2014, tỷ lệ tử vong của nhóm trẻ dưới 5 tuổi trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở mức 53/1.000 trẻ đẻ sống, cao hơn 2,5 lần so với tỷ lệ tử vong cùng nhóm trên toàn quốc. Tỷ lệ này cũng bao gồm cả số trẻ sơ sinh người dân tộc thiểu số tử vong trong tháng đầu tiên sau sinh ở mức 29/1.000 trẻ trẻ sống, so với tỷ lệ 12/1.000 trẻ trẻ sống trên toàn quốc.

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã phát triển trên toàn cầu một mô hình toàn diện để cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh dựa trên hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện hành, tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu và huy động cộng đồng địa phương.

Cách tiếp cận này, chăm sóc sức khỏe liên tục từ Gia đình đến Bệnh viện, cho phép các tỉnh, huyện, trạm y tế xã và cộng đồng có thể đánh giá, cải thiện, theo dõi và duy trì một tập hợp các hoạt động lồng ghép như cải thiện thực hành chăm sóc sức khỏe tại nhà, củng cố các dịch vụ y tế ngoại tuyến tại những nơi cần thiết; chuyển tuyến hiệu quả; cung cấp thiết bị vật tư thiết yếu; và cải thiện hệ thống nhân lực y tế.

Mô hình này nhằm mục đích cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em có chất lượng; tăng nhu cầu sử dụng từ đó tăng sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh; củng cố môi trường quản lý, chính sách nhằm đảm bảo giảm tử vong và di chứng của bà mẹ và trẻ sơ sinh một cách bền vững.

Nói về dự án, bà Dragana Strinic - Giám đốc Quốc gia Save the Children tại Việt Nam - cho biết: “Qua 11 năm thực hiện dự án đã đạt được nhiều thành tựu trong việc nâng cao năng lực của cán bộ y tế, cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tại các tuyến tỉnh, huyện và xã thụ hưởng dự án. Các thực hành tốt và can thiệp hiệu quả của dự án trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh được Bộ Y tế nhân rộng trên phạm vi toàn quốc”.

Trong khuôn khổ Dự án, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã góp phần phát triển Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai ñoạn 2016-2020 và Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Thêm vào đó, đại học Y dược Huế phối hợp với đại học Y Hà Nội và đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát triển tài liệu đào tạo về phụ - sản và nhi. Bộ Y Tế khuyến nghị tất cả các trường đại học y trên khắp cả nước sử dụng tài liệu này như tài liệu tham khảo cho sinh viên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ