Chăm sóc răng miệng chuẩn nha sĩ: Răng khỏe ngày trẻ, bớt khổ về già

Chăm sóc răng miệng chuẩn nha sĩ: Răng khỏe ngày trẻ, bớt khổ về già

Trong những năm đầu đời của bé, răng sữa chỉ mang tính tạm thời và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ bước vào độ tuổi 5 - 6. Tuy nhiên, bố mẹ cần hiểu tầm quan trọng của việc chăm sóc răng và nướu ngay từ sớm và thiết lập những thói quen để em bé bước vào đời bảo đảm sức khỏe răng miệng.  

Răng sữa bị hỏng hoặc bị khuyết có thể cản trở sự phát triển dinh dưỡng và việc phát âm của bé. Hơn nữa, không hề tốt nếu không giữ được một vị trí thích hợp cho răng vĩnh viễn, chúng có thể khiến răng vĩnh viễn bị vẹo. 

Với những câu hỏi thông thường nhất, cha mẹ hãy cùng tham khảo những lời khuyên của nha sĩ, BSCK2 Nguyễn Huy Kỳ để chăm sóc tốt nhất cho răng miệng của con ngay từ những năm tháng đầu đời.

Khi nào nên bắt đầu đánh răng cho con?

Đánh răng có thể bắt đầu ngay khi chiếc răng đầu tiên của bé nhú qua nướu. Sử dụng khăn sạch, ẩm, miếng gạc hoặc bàn chải ngón tay để lau nhẹ răng sạch và mặt trước của lưỡi, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. 

Bàn chải đánh răng được làm ẩm bằng nước và không quá một vết kem đánh răng có kích thước bằng hạt gạo - cũng có thể được sử dụng, nhưng chúng phải rất mềm và không quá ba hàng lông. 

Hãy loại bỏ những bàn chải đánh răng đã trở nên sần sùi ở các cạnh hoặc sử dụng quá 3 tháng vì vi khuẩn có thể bắt đầu tích tụ ảnh hưởng đến khoang miệng của trẻ.

Có nên vệ sinh nướu cho trẻ nhỏ?

Vệ sinh nướu sau khi cho bé ăn, giúp chống lại sự phát triển của vi khuẩn và tăng cường sức khỏe răng miệng. Điều này cần được thực hiện trước khi răng đầu tiên của bé bắt đầu xuất hiện. Thay vì làm sạch nướu của bé bằng bàn chải đánh răng, hãy thử một miếng vải mềm, gạc rơ lưỡi ẩm hoặc thậm chí là bàn chải ngón tay bằng cao su hoặc silicon mềm. Những lựa chọn này phù hợp với kết cấu nướu mềm và bé sẽ cảm thấy thích thú khi được vệ sinh.

Trẻ có thể sử dụng kem đánh răng có fluoride?

Trước đây, người ta có quan niệm phải chờ bé qua 2 tuổi mới dùng kem đánh răng có chứa fluoride. Tuy nhiên, theo nha sĩ Kỳ, cha mẹ nên sử dụng ngăn ngừa sâu răng bắt đầu từ chiếc răng đầu tiên của bé. Sử dụng một lượng kem đánh răng có kích thước bằng hạt gạo cho em bé mới biết đi, và bằng một hạt đậu cho em bé 3 tuổi. 

Bố mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu bé nhỡ nuốt một ít kem đánh răng (điều này là hoàn toàn bình thường và chắc chắn xảy ra với bé). Bắt đầu từ năm thứ hai, bạn có thể dạy bé tập nhổ sau khi đánh răng.

Cách dạy bé đánh răng

Em bé lớn hơn hoặc em bé mới biết đi của bạn có thể sẽ muốn thử tự đánh răng. Bố mẹ hãy cứ để con tự làm (nếu bé khéo léo và không nản chí) nhưng bố mẹ hãy theo dõi và giúp bé làm sạch kỹ hơn bằng cách sử dụng bàn chải ngón tay hoặc miếng gạc, trước khi đi ngủ. 

Để khuyến khích sự quan tâm của bé trong việc chăm sóc răng miệng, hãy thử một chiếc bàn chải thú vị với một nhân vật yêu thích và màu sắc tươi sáng. Và bố mẹ hãy là tấm gương tốt về việc chăm sóc răng miệng, bé con sẽ học được rằng đó là một thói quen cần phải giữ.

Phải làm gì nếu bé ghét đánh răng?

Thật không may, không phải em bé nào cũng thích làm sạch răng. Khi bé mọc răng, nướu bị đau và mềm, bé có thể đặc biệt phản kháng. Đây là những gì cần thử nếu thời gian đánh răng trở thành một cuộc đấu tranh:

• Linh hoạt với dụng cụ làm sạch răng: Nướu của bé rất nhạy cảm (ngay cả khi bé không mọc răng), vì vậy nếu bé thực sự không thích bàn chải, hãy thử dùng khăn lau mềm và chạm nhẹ.

• Hát một bài hát: Đối với một số bé, một chút xao lãng là tất cả những gì cần thiết để làm cho việc đánh răng trở nên thoải mái. Hát một giai điệu yêu thích trong khi làm sạch răng của em bé, hoặc tạo ra các phiên bản tiêu chuẩn ngớ ngẩn (có thể là “Mẹ mua cho em bàn chải xinh” hoặc “Mary có một chiếc răng nhỏ”).

• Chỉ cho bé cách thực hiện: Thấy mẹ hoặc bố đánh răng - và tận hưởng nó - giúp làm cho trò chơi thoát khỏi thời gian đánh răng. “Mẹ làm trước... giờ đến lượt con”.

• Cho bé chơi: Bé có thể sẽ tò mò về bàn chải đánh răng hoặc bàn chải ngón tay. Khuyến khích sự quan tâm của bé bằng cách cho phép bạn ấy cầm bàn chải và kiểm tra nó theo tốc độ của riêng bé. Chắc chắn cuối cùng bé sẽ đưa bàn chải vào miệng, tất cả là của riêng mình.

Để thiết lập cho bé một thói quen nha khoa tốt và khỏe mạnh, hãy vui vẻ tương tác và đánh răng cùng bé. Khi bé bắt đầu mọc răng, nướu sẽ hơi khó chịu và việc chăm sóc nướu cho bé như một phần thưởng, hành động mát xa giúp làm dịu nướu bị kích thích khi bắt đầu mọc răng. 

Ngoài ra, giữ nướu và răng sạch sẽ cũng là một cách để bé tăng đề kháng tránh các bệnh hô hấp, mũi họng.

Nha sĩ Kỳ khuyên các bố mẹ hãy để ý, quan sát những thay đổi xuất hiện ở nướu và răng sữa của bé để giúp bé hứng thú và tạo thói quen chăm sóc răng miệng từ rất sớm. 

Sự khuyến khích và tương tác vui vẻ của bố mẹ sẽ làm cho bé cảm thấy việc chăm sóc răng miệng là một trò chơi thú vị. Ba năm đầu đời thực sự quan trọng trong việc tạo lập thói quen chăm sóc răng miệng, là khởi đầu vô cùng quan trọng để bé biết cách bảo vệ chính mình.

“Trẻ đau răng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý ăn uống sau này, nên các bậc cha mẹ phụ huynh nên lưu ý hơn đến việc “thiệt kép” của các con mỗi khi đau răng. Đó chính là một phần động lực để cha mẹ nỗ lực, kiên trì hỗ trợ con hình thành thói quen chăm sóc răng miệng” - nha sĩ, BSCK2 Nguyễn Huy Kỳ nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.