Chậm mà chắc

GD&TĐ - Với hơn 70% dân số trưởng thành được tiêm chủng đầy đủ, châu Âu đang chống lại tất cả những lời chỉ trích trước kia về việc thực hiện kém hiệu quả tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Trong bài phát biểu ngày 19/9, bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, vui mừng cho biết: “Chúng tôi đã làm được điều đó. Liên minh châu Âu (EU) đã giao hơn 700 triệu liều vắc-xin cho người dân châu Âu và hơn 700 triệu liều cho các nước trên thế giới. Chúng tôi là khu vực duy nhất làm được điều này”.

Với hơn 70% dân số trưởng thành được tiêm chủng đầy đủ, châu Âu đang chống lại tất cả những lời chỉ trích trước kia về việc thực hiện kém hiệu quả tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Những bước đi của châu Âu trong gần một năm qua cho thấy từng bước một, khu vực này đã giành được vị thế trong tiến trình tiêm chủng thế giới.

Mọi chuyện đang khác xa so với đầu năm 2021, khi Mỹ, Vương quốc Anh ăn mừng trước tỷ lệ tiêm chủng ở mức kỷ lục. Các nước này cũng chỉ trích việc triển khai tiêm vắc-xin của EU là chậm chạp, là cuộc khủng hoảng, là thảm họa, là sự suy yếu hay thất bại.

Vào tháng 3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá việc tiêm chủng tại châu Âu là “chậm không thể chấp nhận được” khi so sánh với Anh. Tính đến cuối tháng 4, chỉ 11% dân số EU được tiêm ít nhất một liều vắc-xin khi so với 29% tại Mỹ, 46% tại Anh.

Thực tế những chỉ trích ban đầu cũng có lý do chính đáng. Do vấp phải nguồn cung thiếu thốn, EU chậm chạp trong việc đoàn kết để hành động. Vào tháng 6/2020, các quốc gia EU đã cùng nhau thông qua kế hoạch mua vắc-xin tập thể. Đồng thời, hủy bỏ liên minh vắc-xin do Pháp và Đức khởi xướng nhằm hạn chế việc cạnh tranh vắc-xin giữa các quốc gia trong khu vực.

Ủy ban châu Âu đã liên tục mở đàm phán đặt hàng vắc-xin với Pfizer/ BioNTech, Astra Zeneca… Từ tháng 5 và tháng 6, EU “ngập tràn” vắc-xin Pfizer với ước tính 1,8 tỷ liều được đặt mua đến năm 2023.

Từ tháng 9, bức tranh đã “đổi màu”. Tỷ lệ tiêm vắc-xin tại 9 quốc gia EU, gồm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland, Pháp, Bỉ và Italia, hiện đã cao hơn Vương quốc Anh. 5 quốc gia khác có tỷ lệ vượt qua Mỹ.

Bên cạnh các đợt tiêm chủng quốc gia, hơn 10 nước tại EU đã thông qua thẻ y tế nội địa, cho phép người dân đã tiêm đủ 2 liều vắc-xin hoặc có kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính, được phép di chuyển giữa các nước. Người dân được phép tham gia các hoạt động công cộng, đến bảo tàng, phòng gym, quán cafe hay trung tâm mua sắm… Từ đó, thúc đẩy hồi phục nền kinh tế.

Nhiều quốc gia thành viên EU cũng đã tiêm mũi đầu tiên cho 80% trẻ 12 - 17 tuổi; đồng thời, tái mở cửa trường học theo chiều hướng an toàn. Trong khi đó, Vương quốc Anh vẫn tranh cãi về việc tiêm vắc-xin cho trẻ trên 12 tuổi và hủy bỏ việc sử dụng thẻ xanh Covid-19. Từ đó dẫn đến những làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới.

Với EU, việc thực hiện tiêm chủng Covid-19 không phải chạy đua nước rút mà là cuộc chạy marathon. Dù khởi đầu chậm chạp, phương hướng tiếp cận vắc-xin theo mô hình tập thể của các quốc gia trong liên minh đã phần nào được đền đáp xứng đáng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Phạm Văn Quang đi xác minh hoàn cảnh học sinh để hỗ trợ.

'Già làng khuyến học' đất Cà Mau

GD&TĐ - 77 năm tuổi đời, ông Phạm Văn Quang đã có 30 năm gắn bó với công tác khuyến học, khuyến tài tại huyện Thới Bình (Cà Mau).

Sinh viên năm thứ nhất ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng với buổi học nhập môn tại Trạm xử lý nước thải Phú Lộc, TP Đà Nẵng. Ảnh: NTCC

Giữ sinh viên ở lại với nghề

GD&TĐ - Để SV năm thứ nhất hứng thú trong học tập, nhiều trường học đã có những hoạt động dạy - học gắn với thực tế tại doanh nghiệp, đơn vị sản xuất…