“Cha mẹ ly hôn để tìm hạnh phúc mới, còn con sẽ trở thành trẻ mồ côi“

GD&TĐ - Ly hôn, người đau nhất không phải vợ, cũng chẳng phải chồng. Người tổn thương, chịu thiệt thòi nhiều nhất chính là những đứa trẻ vô tội.

“Cha mẹ ly hôn để tìm hạnh phúc mới, còn con sẽ trở thành trẻ mồ côi“

“Ba mẹ ơi,

Cô giáo dạy con rằng nếu chúng ta không thể nói với nhau điều gì, hãy viết chúng ra giấy thế này. Con đã có rất nhiều điều muốn nói với ba mẹ. Nhưng ba lúc nào cũng về khi con đã đi ngủ. Mẹ lại hay khóc một mình, con lại không dám đến gần. Vì vậy, ba mẹ hãy đọc những gì con sẽ viết sau đây.

Dì và cậu hay nói chúng con là những đứa trẻ chả biết gì cả. Nhưng ba mẹ ơi, con biết hết mà. Con biết ba mẹ sắp ly hôn, con còn biết ly hôn là gì nữa.

Ba mẹ biết không, trong lớp con, bạn Linh và cả bạn Toàn ngồi sau con, ba mẹ hai bạn ấy đã ly hôn từ khi hai bạn mới vào lớp 1. Linh bảo với con khi ba mẹ ly hôn chính là khi tụi con không còn sống cùng cả ba và mẹ được nữa. Tụi con chỉ có thể sống với ba, hoặc với mẹ.  Nếu con muốn ba đưa đi học mỗi sáng thì sẽ không được ăn món mẹ nấu mỗi chiều nữa. Nếu con muốn đi chơi cùng ba thì không còn được mẹ thơm vào má nữa.

cha-me-ly-hon-00-2343402_0_0
 Còn Toàn bảo với con rằng thế thì bây giờ con phải suy nghĩ đi, con thương ba hay mẹ hơn, vì con chỉ được chọn một người để sống cùng. Nhưng thật sự con đã nghĩ rất nhiều, mấy tháng nay con đều nghĩ phải chọn ai. Và nếu đến tận lúc ba mẹ hỏi con, con vẫn chưa thể trả lời, thì con nghĩ mình sẽ không chọn ai cả, vì con không muốn.

Bạn Linh còn nói với con là nếu ba mẹ ly hôn rồi, dù là con sống với ai thì con cũng đều như trẻ mồ côi cả.  Vì mẹ bạn Linh ly hôn rồi liền lấy chồng khác. Sau đó bạn ấy có một em trai, em ấy gọi mẹ bạn ấy là mẹ, bạn ấy bảo mình không còn mẹ nữa. Rồi ba của Linh cũng cưới một cô khác và có con, vậy là bạn ấy cũng không còn ba nữa rồi. 

Mẹ nhớ không, vài ngày trước mẹ nói với con vì ba mẹ không còn hạnh phúc bên nhau nên phải ly hôn. Con thật không hiểu hạnh phúc rốt cuộc phải là gì?

Con còn nhớ khi con mới vào mẫu giáo. Chiều về, ba thường là người rước con rồi sẽ ghé chợ mua đồ ăn về cho mẹ nấu. Mẹ đi làm về sẽ vào bếp nấu ăn, còn ba sẽ giành việc tắm rửa cho con. Ba luôn hỏi mẹ đi làm về có mệt không. Mẹ dù khi về nhà mồ hôi còn đầy trên trán vẫn bảo là không mệt, vẫn cười rất tươi với ba. Lại có hôm mẹ vì mệt nên nấu ăn mặn lắm, con ăn rõ là thấy mặn, vậy mà ba cũng khen ngon, ăn cả phần của con. Con lúc đó thật sự không hiểu. Nhưng bây giờ con đã 10 tuổi rồi, con vẫn còn nhớ khi ấy ba mẹ đều cười rất nhiều. Cười nhiều không phải là hạnh phúc sao ba mẹ?

cha-me-ly-hon-01231_0_0

Còn có một lần cả nhà mình được đi Đà Nẵng cùng công ty ba. Ba để con trên vai, tay ba nắm tay mẹ. Tấm hình nhà chúng ta lúc đó đến giờ vẫn còn ở phòng khách. Nhưng mà ba mẹ ơi, nếu ba mẹ đã ly hôn rồi thì mình vẫn đi cùng nhau, vẫn chụp hình với nhau như thế, được không ạ?

Những điều con muốn nói với ba mẹ, tạm thời chỉ có thế này thôi. Ba mẹ đã quyết định ly hôn, con không thể làm gì được. Con cũng có quyết định làm trẻ mồ côi như bạn Linh, ba mẹ hãy ủng hộ con. Ba bảo với con rằng, ai rồi cũng phải tìm hạnh phúc của mình, ba mẹ ly hôn là để tìm hạnh phúc mới. Con không biết trẻ mồ côi liệu có hạnh phúc hơn bây giờ không. Nhưng mà con không suy nghĩ nữa đâu, nếu sau này không thể hạnh phúc, con sẽ lại suy nghĩ tiếp."

Tay chị run run cầm bài viết của con, nước mắt vô thức rơi lúc nào không hay. Chị cũng không nhớ mình đã đến chỗ làm của chồng thế nào, để đưa cho anh xem những gì con gái viết. Vậy rồi, hai vợ chồng cứ nhìn nhau đau đáu. Văng vẳng trong đầu anh chị vẫn là câu nói của con: Cha mẹ ly hôn để tìm hạnh phúc mới, còn con sẽ trở thành trẻ mồ côi…

Theo Phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

215 học sinh khối 5 của Trường Tiểu học Phú Thọ đồng diễn ngày hội toàn thắng. Ảnh: HK.

Vun bồi lòng yêu nước cho trò

GD&TĐ - Các trường học trên địa bàn TPHCM tổ chức nhiều chương trình nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc.

Gia đình cần chủ động hỗ trợ con tiếp cận với công nghệ. Ảnh minh họa: ITN

Căng thẳng tâm lý ở học sinh

GD&TĐ - Học sinh đang phải đối mặt với hàng loạt áp lực từ đạt điểm cao đến xử lý thông tin đa chiều trên mạng xã hội...

Thiếu tướng Lưu Xuân Cải và câu chuyện bước ra từ lịch sử.

'Người lính già' kể chuyện sinh tử ở thành cổ Quảng Trị

GD&TĐ - Ở độ tuổi “xưa nay hiếm” nhưng Thiếu tướng Lưu Xuân Cải - nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 3, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Hải Phòng vẫn giữ được dáng vẻ nhanh nhẹn. Gương mặt cương nghị, giọng nói hào sảng, ở ông toát lên bản lĩnh của người lính “cụ Hồ” từng trải qua chiến trận. Câu chuyện ông kể về cuộc chiến ở thành cổ Quảng Trị năm nào vẫn hiện ra đầy sống động.

Tác giả (thứ 2 bên trái) về dự họp mặt giáo dục truyền thống kháng chiến khu Trung Nam Bộ lần thứ XI. Ảnh: NVCC

Những ngày dạy học ở vùng giải phóng miền Nam

GD&TĐ - Sau Hiệp định Paris về Việt Nam (27/1/1973), tôi đang dạy học ở Quảng Ninh thì được điều động vào vùng giải phóng khu Trung Nam Bộ. Gọi là vùng giải phóng nhưng đó chỉ là những vùng rừng không dân mà chỉ có các cơ quan dân sự và nhiều đơn vị quân sự. Vùng rừng này có chỗ là đất của Campuchia, có chỗ của Việt Nam, lại cũng có chỗ chưa được minh định.

Quán Nhan Hương nằm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên (Quận 1, TPHCM), là căn cứ hoạt động bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Quán biệt động trong lòng Thảo Cầm Viên

GD&TĐ - Ẩn mình giữa những tán cây rậm rạp của Thảo Cầm Viên (Quận 1, TPHCM), quán Nhan Hương đã hoạt động bí mật sát cạnh nhiều cơ quan đầu não của Mỹ trong hơn một thập kỷ và đóng góp vào nhiều chiến thắng quan trọng của Biệt động Sài Gòn.

Noor bắt đầu làm việc trong lĩnh vực làm đẹp cách đây 4 năm, khi đang theo học tại một trường dạy nghề ở Thành phố Gaza. Ảnh: Abdelhakim Abu Riash/Al Jazeera.

Làm đẹp giữa đống đổ nát ở Gaza

GD&TĐ - Giữa bom đạn và những đống đổ nát do chiến tranh, một số phụ nữ ở Dải Gaza vẫn làm đẹp như một cách để xoa dịu sự tàn khốc của xung đột.