Bình đẳng giới ngành Giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Công đoàn Giáo dục Việt Nam vừa tổ chức hội nghị tập huấn công tác nữ công, vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới ngành giáo dục năm 2023.

Bà Đặng Hoàng Anh- Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị.
Bà Đặng Hoàng Anh- Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị.

Trong các ngày 30, 31/3/2023, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tập huấn công tác nữ công, vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) và bình đẳng giới tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu..

Phát biểu khai mạc, bà Đặng Hoàng Anh - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam nhấn mạnh: Công tác nữ công luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Công đoàn Giáo dục Việt Nam, cụ thể hóa các chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam phù hợp với đặc thù ngành giáo dục. Các hoạt động nữ công luôn lồng ghép với hoạt động mang màu sắc giới và VSTBPN.

Trong thời gian qua, các chế độ chính sách đối với nữ; công tác phát hiện, quy hoạch, bổ nhiệm và nâng cao trình độ đối với nữ CBNGNLĐ đạt được kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ nữ vào các vị trí lãnh đạo các cấp, nữ nhà khoa học có các công trình khoa học, các bài báo có giá trị tăng cao.

Các phong trào thi đua, các cuộc vận động trong nữ CBNGNLĐ đã được triển khai với nhiều giải pháp hữu hiệu, động viên khuyến khích đội ngũ nữ tích cực công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong đó điển hình là phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”, cuộc vận động “Phụ nữ tích cực học tập, lao động và sáng tạo”.

Đại biểu phát biểu tham luận tại hội nghị.

Đại biểu phát biểu tham luận tại hội nghị.

Hội nghị tập huấn là diễn đàn để đội ngũ cán bộ làm công tác nữ công, VSTBPN và BĐG gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác, trong tổ chức các hoạt động nữ, những mô hình, cách làm mới tại cơ sở. Qua đó, công tác VSTBPN, BĐG của các đơn vị và của ngành triển khai ngày càng có hiệu quả và thiết thực hơn.

Hội nghị tập huấn được nghe ông Lê Doãn Hợp - Nguyên Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông trình bày những vẫn đề liên quan đến bình đẳng giới; bình đẳng giới trong ngành giáo dục và trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0.

Về những vấn đề đặt ra với công tác Bình đẳng giới hiện nay, ông Lê Doãn Hợp cho rằng trước hết nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, đồng thời tiếp tục hoàn thiện, đẩy mạnh thực hiện các quy định của pháp luật, các chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới, tích cực thu hẹp khoảng cách về giới tại nơi làm việc, đặc biệt phải tập trung nhân rộng các mô hình tốt thực hiện bình đẳng giới.

Tại hội nghị, bà Đỗ Hồng Vân - Trưởng Ban Nữ công, Tổng LĐLĐ Việt Nam - đã triển khai một số nội dung liên quan đến đến công tác nữ và chế độ chính sách đối với nữ được quy định trong Bộ Luật Lao động 2019 và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm công tác nữ công năm 2023.

Bà Đỗ Hồng Vân nhấn mạnh 15 quyền cơ bản được pháp luật quy định của lao động nữ cần được bảo vệ, nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ của Ban nữ công công đoàn về tham gia xây dựng và thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ; về giới, bình đẳng giới, VSTBPN.

Hội nghị được nghe ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý Giáo dục, Phó Ban VSTBPN Bộ GD&ĐT - triển khai một số nội dung kế hoạch hành động vì bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030. Kế hoạch cũng chỉ rõ mục tiêu cụ thể và nhiệm vụ và giải pháp thực hiện tốt công tác bình đẳng giới và VSTBPN.

Qua 3 chuyên đề, các đại biểu tham dự hội nghị cũng thảo luận sôi nổi các nội dung của Hội nghị, chia sẻ mô hình, cách làm hay của đơn vị trong thực hiện bình đẳng giới và vai trò của công đoàn trong thực hiện công tác bình đẳng giới và VSTBPN.

Đặc biệt, 13 ý kiến và kiến nghị đề xuất của đại biểu tập trung chủ yếu vào chính sách với lao động nữ như: Chế độ nghỉ thai sản, nghỉ hè trùng nghỉ thai sản, trợ cấp trong thời gian ốm đau, thai sản, chế độ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng, trao đổi các vấn đề liên quan đến hoạt động của Ban Nữ công. Các ý kiến của đại biểu đã được các báo cáo viên giải đáp tại hội nghị.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.