Cây xanh đẩy nhanh biến đổi khí hậu

GD&TĐ - Nồng độ carbon dioxide (CO2) cao khiến cho tán lá cây xanh trở nên dày đặc hơn. Điều đó có thể đẩy nhanh hiệu ứng biến đổi khí hậu.  

Cây xanh đẩy nhanh biến đổi khí hậu

Các nhà sinh vật học chú ý đến hiện tượng lạ: Khi mức CO2 trong khí quyển tăng lên, các cây xanh cũng mở rộng tán lá. Các tán lá trở nên dày đặc hơn.

Các nhà khoa học ở ĐH Washington (Mỹ) phát hiện ra rằng các cây xanh có lớp lá dày có thể làm gia tăng hậu quả của biến đổi khí hậu, bởi vì các lớp lá có thể ít hiệu quả hơn trong cách nhiệt, hấp thu và lưu trữ carbon trong không khí. Trước đó, không một mô hình biến đổi khí hậu nào lưu ý đến vấn đề này.

Các nhà khoa học cho biết mỗi năm trong khí quyển có 6,39 tỷ tấn carbon chưa được sử dụng. Lượng carbon này gần bằng lượng carbon thải vào khí quyển mỗi năm khi con người đốt nhiên liệu mỏ, tức là 8,8 tỷ tấn.

“Nếu như đặc điểm đơn lẻ: Độ dày tán lá với mức CO2 cao có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình biến đổi khí hậu tương lai thì các mô hình khí hậu cần xét đến các phương diện sinh lý học và hành vi của cây xanh có tán lá, với dự đoán về khí hậu trong thế kỷ này” – bà Marlies Kovenock, tác giả chính của công trình nghiên cứu, cho biết như vậy.

Các nhà khoa học không rõ tại sao cây xanh tự dày lá lên khi mức CO2 trong không khí tăng lên. Số lượng lá mọc thêm có thể lên tới khoảng 30%, dẫn tới sự thay đổi hoạt động sinh lý học của cây xanh như quang hợp, trao đổi khí, lưu trữ đường... cây xanh là các “cỗ máy điều biến” môi trường – không có cây xanh, khí hậu Trái đất không có oxy cần thiết cho quá trình hô hấp.

Hiện tại, nồng độ dioxide carbon trong khí quyển là khoảng 410 phần triệu. Đến cuối thế kỷ này, nồng độ dioxide carbon có thể lên đến 900 phần triệu. Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đặt giả định là nồng độ CO2 tăng lên tới 710 phần triệu. Ngay sự thay đổi này cũng giúp đánh giá, rằng tại một số khu vực trên Trái đất, hậu quả tăng nồng độ CO2 tồi tệ hơn so với những nơi khác. Tại những khu vực này, tán lá cây dày hơn có thể gây khó khăn cho việc bay hơi nước hoặc cản trở quá trình hình thành mây.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.