Cứ vào tháng bảy đến tháng tám hàng năm thì bà con trên các vùng núi cao, khí hậu bắt đầu hanh khô trở lạnh sau mùa hè oi nồng cùng nhau lên núi hái quả mâm xôi về làm mứt. Không chỉ vậy, theo quan niệm dân gian, mâm xôi là loại cây của tết Đoan Ngọ, “chè mồng năm”. Vì cứ hễ đúng ngọ tết mồng năm tháng năm âm lịch thì các bà, các mẹ lại ra sau vườn, lầm rầm câu thần chú bí ẩn rồi khéo léo hái lá, chặt cây mâm xôi cùng một số loại cây khác về chặt khúc ngắn, phơi khô rồi nấu nước uống quanh năm. Loại nước này giúp chữa bệnh tiêu hóa kém, ăn ngon cơm.
Mâm xôi thuộc họ dâu, có màu đỏ sẫm, vị ngọt, hơi chua, có khả năng chịu hạn, thường mọc trên núi ở vùng khí hậu lạnh. Mâm xôi hay còn gọi là ngấy, mắc hú, đùm đũm, đũm hương, phúc bồn tử… là một bài thuốc quý bảo vệ gan, ngăn chặn ung thư, chống lão hóa và chứng xơ cứng động mạch, điều tiết hoạt động tình dục và nhiều tác dụng khác. Các sắc tố anthocyanin có trong quả mâm xôi liên quan đến việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe, làm tăng tỉ lệ chất xơ, giúp người ăn ngon miệng, kích thích việc tiêu hóa thức ăn, làm ấm cơ thể và giúp người bênh khỏe hơn. Đặc biệt là có tác dụng trong việc điều trị bện cảm lạnh.
Để trị cảm lạnh, lấy 100gr quả mâm xôi tươi đã chín, đem trọn với 50gr mứt hoa quả (tùy sở thích mà chọn mứt dừa, dâu tây, hồng…) rồi đun sôi với 500ml nước trong khoảng 15-20 phút. Uống nước này trong ngày. Sự kết hợp này sẽ giúp cơ thể được cung cấp vitamin C, chất aspirin tự nhiên và axit salixilic trong quả mâm xôi có tác dụng giải nhiệt và hạ sốt. Bên cạnh đó, các chất có trong mứt hoa quả có tác dụng làm ức chế giảm hãm sự phát triển và lây lan của quá trình viêm nhiễm trong cơ thể.
Bạn có thể làm món mứt này để mời cả nhà dùng trong mùa lạnh, vừa có tác dụng giản cảm, giữ ấm cơ thể, vừa là một thứ quà ngon miệng.