Nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Nature Communicators lần đầu tiên định lượng mối liên kết giữa chất lượng nước đầu nguồn và sức khỏe của từng cá nhân trẻ em trên quy mô toàn cầu.
Bệnh tiêu chảy là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, 361.000 trẻ em chết mỗi năm do không được tiếp cận với nguồn nước sạch, hợp vệ sinh.
Các nhà nghiên cứu ở Mỹ cho thấy việc tăng 30% lượng cây bao phủ ở khu vực thượng lưu vùng nông thôn có thể có cải thiện được vệ sinh nước, cũng giống như việc thêm ống nước trong nhà hay nhà vệ sinh.
“Điều này cho thấy việc bảo vệ nguồn nước, theo đúng hoàn cảnh, có thể coi là một sự đầu tư cho sức khỏe cộng đồng. Rõ ràng cơ sở hạ tầng thiên nhiên có thể trực tiếp hỗ trợ sức khỏe và hạnh phúc của con người” – Ông Brendan Fisher của Đại học cho biết.
Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng lượng lớn cơ sở dữ liệu mới cho phép nghiên cứu tìm ra liên kết giữa sức khỏe con người và môi trường ở quy mô toàn cầu.
“Chúng tôi không nói rằng cây cối quan trọng hơn nhà vệ sinh và ống nước trong nhà, nhưng những kết quả này rõ ràng cho thấy rừng và các hệ thống tự nhiên khác có thể bổ sung cho hệ thống nước vệ sinh và giúp bù đắp sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng” – ông Diego Herrera của đại học cho hay.
Nhìn lại những hộ gia đình ở các quốc gia khác nhau, chúng ta thấy rằng nước đầu nguồn càng sạch thì trẻ em càng ít có nguy cơ mắc bệnh.