“Cây cơ khí” - khả quan về môi trường hay ảo tưởng?

GD&TĐ - Một công ty có trụ sở tại Dublin đang có kế hoạch dựng “cây cơ khí” tại Mỹ, công cụ sẽ có thể hút carbon dioxide (CO2) từ không khí. Đây là một trong những nỗ lực lớn nhất nhằm loại bỏ tác nhân gây ra biến đổi khí hậu từ khí quyển, theo công bố của nghiên cứu.

Mô hình “cây cơ khí” được dựng tại California
Mô hình “cây cơ khí” được dựng tại California

Công ty Silicon Kingdom Holdings (SKH) sẽ xây dựng 1.200 cột kim loại “làm sạch carbon” trong vòng một năm với hy vọng thu giữ được CO2 một cách rẻ hơn so với các phương pháp khác, sau khi thử nghiệm được ghi nhận là thành công ở Arizona trong khoảng thời gian hai năm.

“Chừng đó là đủ để hút được lượng khí CO2 phát thải từ gần 8.000 xe ô tô mỗi năm. Chúng tôi phải tìm ra phương án hành động để có được khí hậu an toàn”, người phát minh của công nghệ này, Klaus Lackner, giáo sư tại Đại học bang Arizona (Mỹ), cho biết.

Cuộc thí điểm của SKH là hoạt động “thu giữ không khí trực tiếp” lớn nhất trên thế giới cho đến nay, theo Jennifer Wilcox, giáo sư kỹ thuật hóa học tại Học viện Bách khoa Worcester (có trụ sở ở Mỹ, người không tham gia dự án), cho biết.

Việc thu hồi carbon đang dần đạt được mục tiêu đệ trình lên Liên Hợp Quốc. Theo thông báo cho biết, trong một báo cáo năm ngoái rằng công nghệ này có thể cần thiết để giữ cho mức gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu nằm dưới mức thảm khốc.

SKH dự kiến cuộc thí điểm trong vòng 2 năm, có thể là ở California, sẽ thu được khoảng 36.500 tấn CO2 mỗi năm, tương đương với lượng khí thải của gần 7.750 xe chạy trong một năm. “Cây cơ khí” của công ty (là theo họ tuyên bố chúng hấp thụ CO2 giống như cây) được gắn các bộ phận giống như bộ lọc để hấp thụ CO2, theo một mô hình công bố.

Thiết bị này sử dụng gió để thổi không khí qua hệ thống chứ không phải là một cơ chế sử dụng nhiều năng lượng. Giáo sư Lackner cho biết, trong khi việc thu giữ CO2 từ các cơ sở công nghiệp và nhà máy điện có lịch sử thương mại kéo dài hàng thập kỷ, “thu giữ khí trực tiếp” hay quá trình hút khí trực tiếp từ bầu khí quyển là một lĩnh vực đang phát triển.

Công ty Climeworks của Thụy Sĩ cho đến nay đang dẫn đầu thị trường cùng với Carbon Engineering có trụ sở tại Canada và Global Thermostat có trụ sở tại Mỹ, theo GS Wilco tiết lộ.

Các công ty nén CO2 và sau đó có thể bán nó ra để được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp, bao gồm làm đồ uống có ga, tạo ra nhiên liệu và chiết xuất dầu. Mặc dù chi phí cao trong việc thu giữ không khí trực tiếp đã được coi là một trở ngại lớn cho việc tăng quy mô công nghệ, chi phí của SKH chỉ gần 100 đô la cho mỗi tấn cho CO2 nguyên chất. “100 đô la một tấn là con số rất quan trọng bởi vì tôi nghĩ đó là điểm mà mọi thứ bắt đầu trở nên thú vị về mặt kinh tế”, cô Lackner trao đổi với truyền thông.

SKH sẽ không cung cấp thông tin về chi phí xây dựng thí điểm. Họ nói rằng, nó vẫn “trong các cuộc thảo luận với một loạt các nhà tài trợ tiềm năng và các đối tác chiến lược từ các ngành hàng không, năng lượng và thực phẩm và đồ uống”.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ