Cây cảnh đẹp nhưng rất độc có thể gây chết người

Các nhà sinh học cảnh báo nhiều loại cây cảnh chứa độc tố có thể gây chết người nếu bạn chạm tay hoặc ăn phải chúng. 

Cây cảnh đẹp nhưng rất độc có thể gây chết người
Cây cảnh đẹp nhưng rất độc có thể gây chết người ảnh 1

Theo tin mới nhất Nathan Greenaway (một thợ làm vườn ở Anh) đã ngã bệnh sau khi chăm sóc cho cây hoa tím chết người có tên Devil"s Helmet và Monkshood (tiếng Việt gọi là cây Ô đầu), được trồng trên đất của tòa dinh thự Millcourt House, thuộc sở hữu của một đôi vợ chồng triệu phú.

Ô đầu là một loại cây độc thuộc họ Mao lương. Ngộ độc cây Ô đầu có thể xảy ra nếu ăn phải hoặc đụng chạm vào cây mà không mang găng. Trong những trường hợp nặng ngộ độc có thể gây nôn, chóng mặt, tiêu chảy, sau đó là nhịp tim nhanh, liệt tim và hô hấp, và tử vong.

Trúc đào: Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Thơm ổi: Tên khoa học là Lantana spp. Quả có chất độc Lantanin alkaloid Hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong.

Ngoắt nghẻo: Tên khoa học là Gloriosa superba. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Cà độc dược, một số loại cà kiểng, hoa Lưu ly: Tên khoa học là Datura metel, thuộc họ cà Solanaceae. Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.

Cây Đỗ quyên: Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng.

Hoa cẩm tú cầu: Lá và củ cây có chất độc, khi nhai hoặc ăn vào có thể gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.

Cây môn kiểng: Loại cây này có tên khoa học là Caladium Hortulanum. Chất độc trong cây có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày, ruột.

Hoa rum: Lá và củ chứa chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.

Hoa thủy tiên: Tên khoa học là Narcissus spp, trong củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.

Trên toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt của cây ngô đồng (tên khoa học là Jatropha podagrica) có chứa chất độc curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.

Vạn tuế: Vỏ, ngọn và hạt cây đều chứa chất độc có thể gây ung thư hoặc rối loạn thần kinh mãn tính. Các nhà khoa học khuyên không nên tiếp xúc thường xuyên hoặc đặt cây vạn tuế trong phòng kín bởi nó có thể gây bệnh, ngộ độc, thậm chí tử vong.

Mặc dù có hình thù đẹp đẽ, nhưng hoa hồng sa mạc (Adenium obesum) là loài cây bạn nên tránh xa khi bắt gặp. Được tìm thấy trên mảnh đất khô cằn ở châu Phi và Ả-rập, độc tố của nó được các thổ dân sử dụng để bôi vào mũi phi tiêu. Nếu bị dính tên có độc tố, một động vật sẽ chết ngay tức khắc.

Chỉ 4 hạt của cây thầu dầu (Ricinus communis) cũng đủ giết người. Hạt loài cây này chứa chất độc rixin tự nhiên, gây ra triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, co giật và làm nạn nhân thiệt mạng nếu không được điều trị. Dưới thời Mussolini, nhiều người bị tra tấn bằng việc bắt ép ăn cây thầu dầu.

Cây độc cần (Conium) là loài cỏ dại sống lâu năm và có độc tố cao. Chỉ cần một ít hạt hay lá của nó cũng đủ gây tử vong cho con người. Đây được xem là một trong những loài cây nguy hiểm nhất ở Bắc Mỹ.

Theo vtc.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky

Ông Zelensky tiếp tục giục Mỹ

GD&TĐ - Tổng thống Ukraine tiếp tục giục Mỹ nhanh chóng chuyển gói viện trợ quân sự mới cho nước này trong bối cảnh Nga ngày càng tăng cường các cuộc tấn công.