Cấu trúc đề thi vào lớp 10 Trường THPT Chuyên KHXH&NV (ĐHQGHN)

GD&TĐ - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn ban hành cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10, Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2023.

Học sinh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ảnh: NTCC.
Học sinh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ảnh: NTCC.

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn gồm các môn: Môn Ngữ văn, thời gian làm bài 90 phút, hình thức thi tự luận. Môn Toán thời gian làm bài là 50 phút, hình thức thi trắc nghiệm. Môn Tiếng Anh thời gian làm bài là 45 phút, hình thức thi trắc nghiệm. Môn chuyên thời gian gian làm 150 phút, hình thức thi tự luận.

Chi tiết cấu trúc đề thi tuyển sinh chính thức năm 2023 như sau:

I. MÔN THI: NGỮ VĂN

Nội dung

Mô tả câu hỏi

Số câu hỏi

Kiến thức, kỹ năng được đánh giá

Đại số

Mỗi câu hỏi gồm phần mô tả một vấn đề đại số trong chương trình môn Toán bậc Trung học Cơ sở. Phần yêu cầu tính toán kèm theo 04 lựa chọn A, B, C, D.

14

Năng lực giải quyết các vấn đề đại số đã học trong chương trình môn Toán bậc Trung học Cơ sở, như: Tính giá trị biểu thức; Rút gọn biểu thức; Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, sử dụng bất đẳng thức; Tìm giá trị của tham số trong phương trình có nghiệm cho trước; Giải phương trình; Giải hệ phương trình; Bài toán về hàm số đồ thị; Toán logic hoặc giải toán bằng cách lập phương trình/hệ phương trình;…

Hình học

Mỗi câu hỏi gồm phần mô tả một vấn đề hình học trong chương trình môn Toán bậc Trung học Cơ sở. Phần yêu cầu tính toán kèm theo 04 lựa chọn A, B, C, D.

06

Năng lực giải quyết các vấn đề hình học đã học trong chương trình môn Toán bậc Trung học Cơ sở, như: Tính toán các đại lượng hình học (chu vi, diện tích…) của đa giác, đường tròn; Tính toán dùng hệ thức lượng trong tam giác vuông; Tính toán dựa vào tam giác đồng dạng; Bài toán về đường tròn có liên quan tới cực trị hình học; tính toán nhờ hệ thức lượng trong đường tròn; tính toán các đại lượng thông qua việc lập phương trình có ẩn là đại lượng cần tính; tính toán các đại lượng hình học bằng cách gián tiếp 1 hoặc 2 bước;…

MÔN THI: TIẾNG ANH

Phần thi

Số câu hỏi

Mô tả câu hỏi

Kiến thức, kỹ năng được đánh giá

Cách phát âm của âm vị trong từ

3

Mỗi câu hỏi gồm 04 lựa chọn A, B, C, D. Mỗi lựa chọn là 01 từ có 01 phần được gạch chân. Thí sinh chọn đáp án có phần gạch chân phát âm khác với những lựa chọn còn lại.

Khả năng xác định cách phát âm hoặc trường độ của các âm vị nguyên âm hoặc phụ âm trong từ tiếng Anh.

Trọng âm của từ

3

Mỗi câu hỏi gồm 04 lựa chọn A, B, C, D. Mỗi lựa chọn là 01 từ. Thí sinh chọn đáp án có vị trí trọng âm khác với những lựa chọn khác.

Khả năng xác định trọng âm trong đơn vị từ tiếng Anh.

Tìm lỗi sai

3

Mỗi câu hỏi gồm 01 câu với 04 từ/cụm từ được gạch chân và đánh dấu A, B, C, D. Thí sinh chọn phần gạch chân có chứa lỗi sai.

Khả năng xác định lỗi sai trong câu tiếng Anh.

Tìm từ/cụm từ Đồng nghĩa/Trái nghĩa

4

Mỗi câu hỏi gồm 01 câu với 01 từ hoặc cụm từ được gạch chân. Tương ứng với phần gạch chân là 04 lựa chọn A, B, C, D. Thí sinh chọn đáp án đồng nghĩa/trái nghĩa với từ/cụm từ được gạch chân.

Khả năng hiểu nghĩa và xác định từ/cụm từ đồng nghĩa/trái nghĩa trong tiếng Anh

Hoàn thành câu

6

Mỗi câu hỏi gồm 01 câu với 01 chỗ trống. Thí sinh chọn đáp án đúng trong 04 lựa chọn A, B, C, D để hoàn câu.

Khả năng hiểu nghĩa và xác định chức năng của từ/cụm từ trong câu.

Bài đọc 1

5

01 bài đọc có độ dài từ 200-300 từ với 05 chỗ trống được đánh số theo thứ tự. Thí sinh chọn đáp án đúng trong 04 lựa chọn A, B, C, D là các từ hoặc cụm từ có thể điền vào các chỗ trống.

Kiến thức về từ vựng, ngữ pháp trong mệnh đề, câu và diễn ngôn tiếng Anh.

Bài đọc 2

5

01 bài đọc có độ dài khoảng 250-400 từ. Dưới bài đọc có 5 câu hỏi đánh số theo thứ tự. Thí sinh chọn đáp án đúng trong 04 lựa chọn A, B, C, D để trả lời câu hỏi.

Khả năng đọc văn bản tiếng Anh lấy ý chính, xác định cấu trúc, hiểu mục đích, thái độ, quan điểm của tác giả, hiểu thông tin chi tiết, nghĩa của từ và cụm từ, tham chiếu, hàm ngôn, suy diễn qua ngữ cảnh.

Hoàn thành Hội thoại

3

Mỗi câu hỏi gồm 01 hội thoại có 02 lượt lời, trong đó lời nói hoặc lời đáp có 01 chỗ trống. Dưới hội thoại có 04 lựa chọn A, B, C, D là các cụm từ/câu. Thí sinh chọn đáp án đúng trong 04 lựa chọn có thể điền vào chỗ trống.

Kiến thức và khả năng hiểu nghĩa và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp;

Kết hợp câu

3

Mỗi câu hỏi gồm 01 cặp câu. 04 lựa chọn A, B, C, D là các cách diễn đạt khác nhau có liên quan đến cặp câu đó. Thí sinh chọn đáp án đúng trong 04 lựa chọn đồng nghĩa/cận nghĩa nhất với cặp câu đã cho.

Khả năng hiểu nghĩa các câu đơn lẻ và mối liên hệ ngữ nghĩa giữa chúng; và khả năng kết hợp các câu đơn lẻ sử dụng cấu trúc câu phức và các liên từ phù hợp.

IV. MÔN THI: NGỮ VĂN CHUYÊN

Cấu trúc chi tiết đề thi như sau:

- Câu 1 - Nghị luận xã hội (4 điểm): Yêu cầu thí sinh trình bày, bàn luận, nêu ý kiến về một vấn đề nào đó hiện đang đặt ra từ thực tiễn đời sống, xã hội.

- Câu 2 - Nghị luận văn học (6 điểm): Yêu cầu thí sinh viết một bài văn để phân tích, cảm nhận, bàn luận về một văn bản văn học hoặc thể hiện ý kiến về một vấn đề lý luận văn học.

MÔN THI 5: LỊCH SỬ CHUYÊN

Đề thi gồm có 4 câu hỏi:

- Câu 1 (3 điểm): Yêu cầu thí sinh nhận xét/so sánh/giải thích/phân tích/đánh giá một hoặc nhiều sự kiện/ hiện tượng/vấn đề lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1945 đến nay).

- Câu 2 (2,5 điểm): Yêu cầu thí sinh trình bày và nhận xét/so sánh/giải thích/phân tích/đánh giá một hoặc nhiều sự kiện/hiện tượng/vấn đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945. Trên cơ sở đó, thí sinh có thể vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết một vấn đề thực tiễn đang đặt ra hiện nay.

- Câu 3 (2,5 điểm): Yêu cầu thí sinh sử dụng một kỹ năng (vẽ biểu đồ/lập bảng so sánh/điền thông tin/lập bản đồ tư duy/phân tích số liệu hoặc văn bản…) để trình bày/đánh giá một hoặc nhiều sự kiện/hiện tượng/vấn đề lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000.

- Câu 4 (2 điểm): Yêu cầu thí sinh trình bày và nhận xét/so sánh/giải thích/phân tích/đánh giá một hoặc nhiều sự kiện/hiện tượng/vấn đề lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000.

VI. MÔN THI: ĐỊA LÝ CHUYÊN

Đề thi gồm 5 câu hỏi (4 câu hỏi lý thuyết, 1 câu thực hành) với tỉ lệ các mức độ đánh giá như sau: a) Nhận biết: 20%; b) Thông hiểu: 30%; c) Vận dụng: 30%; d) Vận dụng cao: 20%. Giới hạn phạm vi cấu trúc đề thi cụ thể như sau:

Lớp

Lĩnh vực

Nội dung

Số câu hỏi

8

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM

Đặc điểm chung của tự nhiên

01

Các miền địa lí tự nhiên

9

ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM

Địa lí dân cư

01

Địa lí ngành kinh tế

02

Sự phân hóa lãnh thổ

01

Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam và máy tính cầm tay không có chức năng thu phát tín hiệu, lưu trữ dữ liệu.

PGS.TS Đặng Thị Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) - cho hay, lịch thi vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2023 sẽ diễn ra vào Chủ nhật 4/6/2023. Buổi sáng, các thí sinh sẽ làm bài thi các môn Toán, Ngữ văn (chung), Tiếng Anh. Buổi chiều, làm bài thi môn chuyên.

Thời gian cụ thể từng bài thi như sau:

Buổi

Lịch thi

Sáng

- 07h00: Gọi thí sinh vào phòng thi; Thí sinh nhận thẻ dự thi, nghe phổ biến quy chế thi

- 07h30: Thi trắc nghiệm môn Toán (50 phút)

- 08h30: Thi trắc nghiệm môn Tiếng Anh (45 phút)

- 09h25: Thi tự luận môn Ngữ văn (90 phút)

Chiều

- 14h00: Gọi thí sinh vào phòng thi

- 14h30: Thi tự luận môn chuyên (150 phút)

>>>>>>>>> XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ