Cầu siêu cho… chó robot

GD&TĐ - Ở Nhật, khi một chú chó robot được dẹp bỏ hoặc được thay thế vì hư hại hoặc quá cũ, người ta làm lễ tiễn biệt để chia tay “người bạn thân thiết” đã từng “chia sẻ” với họ những sự kiện vui buồn nơi các công trình, đền chùa, cơ quan, nhà máy…

Một vị sư đang làm lễ cầu siêu cho hàng trăm chú chó robot
Một vị sư đang làm lễ cầu siêu cho hàng trăm chú chó robot

Robot là “người bạn”

Trên một vùng cao của Isumi - một thành phố nhỏ của Nhật nằm trên bờ Thái Bình Dương, về phía Nam Tokyo, có ngôi đền Phật Kofukuji. Bước qua những bậc cửa bằng gỗ màu đỏ và cái nhìn nghiêm nghị của những Thần bảo vệ Ungyo và Agyo, ta vào trung tâm thiêng liêng của ngôi đền được xây dụng cách nay hơn 200 năm.

Chính ở đây, mỗi năm một hay hai lần, Bungen Oi, người lãnh đạo tối cao của ngôi đền, tổ chức một cái lễ kỳ lạ nhất: những linh hồn được dẫn dắt đến cõi Niết bàn không phải chỉ là người, cũng không phải súc vật, mà còn là những chú chó robot gọi là Aibo!

Theo họ, chó robot có quyền được hưởng một lễ cầu siêu như người. Chó robot được xếp thành nhiều hàng trước tượng Phật. Xung quanh cổ của các chú chó robot có mang biển hiệu màu xanh ghi tên thành phố của người chủ robot.

Hương đèn được thắp lên. Bunden Ol bắt đầu gõ rin, một loại cồng của Nhật. Rồi ông đọc những sotras (bài kinh Phật) theo nhịp của mokugio, một loại trống nhỏ bằng gỗ phát ra tiếng trầm, như tiếng đọc kinh của một người già. Những người có mặt, thường là chủ nhân của các robot chó, đến nói lời vĩnh biệt với chú chó của mình.

Đền thờ Kofukuji.

Đền thờ Kofukuji.

Dưới con mắt của người Châu Âu, đây là một điều rất kỳ lạ, không thể tưởng tượng được. Nhưng điều đó không phải là suy nghĩ của người ở xứ Mặt trời mọc.

Trước hết Aibo không phải là một “chiếc bánh nướng”. Cái tên đến từ trí thông minh nhân tạo, robot, cũng đồng âm với một từ Nhật có nghĩa là “người bạn”.

Tu-tu (tên chú chó robot) được “sinh” vào năm 1999 từ Hãng điện tử nổi tiếng Sony, đã có một thành công thực sự rực rỡ với nhiều phiên bản. Dù giá của nó, khoảng 2.000 đến 150.000 Euro, nó vẫn được bán cho đến khi hết sản xuất vào năm 2006. (Mẫu mới đã được tung ra vào năm 2017). Trong số những robot điện tử, có những con vật may mắn được đối xử như là bạn thực sự của chủ.

Đồ vật cũng có linh hồn

Mobuyuki Norimaysu, viên chức cũ của Hãng Sony có thể làm chứng điều này. Ông đã sáng lập hội A-Fu ở Narashino, không xa Isumi. Ông chữa những dụng cụ máy móc, vì công ty bán ra các món hàng này không chữa khi chúng đã quá cũ hay đã hết thời gian bảo hành.

Một ngày nọ ông chủ Aibo nhờ ông “chữa bệnh” cho một “tu - tu” robot. Ông tháo các bộ phận của robot ra, lau dầu mỡ, sắp xếp lại, thay thế các bộ phận đã mòn cũ.

Đối với ông, việc sửa chữa này giống như việc thay thế các bộ phận “nội tạng” của một con vật còn sống. Từ ý nghĩ đó ông mới có ý định tổ chức những lễ Phật. Norimatsu không gặp khó khăn gì khi thuyết phục các bề trên, vốn say mê máy móc và phát triển công nghệ, phát minh, cải tiến kỹ thuật.

“Từ đó tôi luôn luôn nghĩ đến khái niệm lương tri”, ông giãi bày. Ông cũng hay cặm cụi nghiên cứu sách về đạo Phật cũng như sách khoa học về cybernetic (tự động hóa theo một trình tự), sinh học, y học và ngay cả vật lý phân tử. Từ các cuộc nghiên cứu đó, ông tin một cách chắc chắn rằng “mọi sự tồn tại đều có lương tri”. Người, mèo, chó và chim chóc, ngay cả đồ vật cũng có lương tri.

Các chú chó robot đeo biển ghi tên của chủ.

Các chú chó robot đeo biển ghi tên của chủ.

Quan niệm đó không làm ai ngạc nhiên, Nhật Bản là nơi vẫn duy trì mối quan hệ đặc biệt với những “vật vô tri vô giác”. Để hiểu được điều đó phải biết rằng có hai tôn giáo chính ở xứ này: Đạo Phật và đạo Shinto, và người Nhật dễ dàng đi từ lễ này sang lễ khác. Với đạo Shinto, người ta thờ cúng nhiều đấng thần linh tượng trưng cho sức mạnh của của thiên nhiên (gió, sét, v.v…), cũng như những đồ vật hàng ngày (nồi nấu cơm, cây đàn, cái đèn…).

Những lễ cho Aibo còn cho thấy nhiều tục lễ đưa dẫn linh hồn dành cho những vật không còn dùng được, như Hari Kuyo - lễ dành cho cây kim may, người ta đặt lên bàn thờ những kim may đã cũ, bị gãy, hoặc sét rỉ. Người Nhật còn tiến hành lễ Ningyo Kuyo (chào đón hoặc từ giã búp bê).

“Phong tục Shinto” dẫn chúng ta đến việc công nhận quan niệm mỗi cái máy có một linh hồn - theo giải thích của GS Kazuhito Yokoi ở Viện Khoa học Quốc gia và Công nghệ tiên tiến.

Các tín ngưỡng đó cũng giải thích sự say mê rất xưa của người Nhật đối với các robot. Nhân cách hóa các vật vô tri vô giác như cây cối, hoa, cây đàn, tượng, v.v… thể hiện lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến đối với những gì các vật đó đã ban cho họ trong cuộc sống.

Những đồ vật cũ được đem đến đền thờ để sửa, “tu chỉnh” lại, không bao giờ được đem về nhà nữa. Chủ nhân của chúng yên trí là linh hồn của chúng đã được lên cõi Niết bàn.

Theo Scienve et Vie Junior

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.